✴️ Sốc tim

Nội dung

Sốc tim là tình trạng giảm cung lượng tim không đáp ứng được nhu cầu ôxy của các mô cơ thể. Chẩn đoán sốc tim gồm:

- Huyết áp tâm thu < 80 mmHg khi không có mặt các thuốc vận mạch hoặc < 90 mmHg khi có mặt các thuốc vận mạch và ít nhất kéo dài > 30 phút.

 

I. Biểu hiện lâm sàng:

1. Khám lâm sàng: Bệnh nhân xanh tái, khó thở, thờ ơ ngoại cảnh hoặc rối loạn tâm thần, mạch nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi...

2. Khai thác bệnh sử và khám lâm sàng để phát hiện các nguyên nhân:

- NMCT cấp.

- Ép tim cấp:

- Các bệnh van tim:

- Viêm cơ tim cấp:

- Các bệnh khác:

+ Giai đoạn cuối của bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại.

+ Rối loạn nhịp nặng: điện tâm đồ giúp xác định chẩn đoán.

+ Nhồi máu phổi gây suy chức năng thất phải cấp: bệnh nhân đau ngực, ho máu, khó thở nhiều, chụp phim có thể thấy đám mờ.

 

II.  Điều trị:

1.Các biện pháp chung:

- Nhanh chóng xác định tình trạng sốc tim của bệnh nhân, loại trừ các nguyên nhân khác gây ra huyết áp thấp.

- Bệnh nhân cần được nằm ở khoa điều trị tích cực.

- Ôxy: được cung cấp đầy đủ, nếu bệnh nhân tự thở tốt có thể cho thở qua đường mũi, nếu bệnh nhân có rối loạn nhịp thở hoặc suy hô hấp nặng đặt nội khí quản và cho thở máy đúng chế độ.

- Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch.

- Đặt catherter tĩnh mạch trung tâm theo dõi, tốt nhất là có Swan-Ganz để theo dõi cung lượng tim và áp lực động mạch phổi bít.

- Theo dõi bão hoà ôxy động mạch.

- Theo dõi lượng nước tiểu (đặt thông đái).

- Đảm bảo tốt thể tích tuần hoàn sao cho áp lực nhĩ phải từ 10-14 mmHg và PAWP từ 18-20 mmHg.

- Kiểm soát tốt các rối loạn nhịp tim kèm theo nếu có (nhanh thất: sốc điện, nhịp chậm: đặt máy tạo nhịp).

- Kiểm soát các rối loạn thăng bằng kiềm toan và nước điện giải.

- Dùng các thuốc vận mạch (xem phần sau).

- Dùng các biện pháp hỗ trợ cơ học tuần hoàn (phần sau).

- Theo dõi huyết động: Trong điều trị sốc tim, theo dõi huyết động là yếu tố quyết định để điều chỉnh và can thiệp kịp thời.

2.Các thuốc:

a.Các thuốc vận mạch:

+Dobutamine:

Là thuốc lựa chọn hàng đầu trong điều trị sốc tim, chỉ định tối ưu khi huyết áp còn > 80 mmHg. Liều dùng: 2 - 5 mg/kg/phút.

+Dopamine:

Chỉ định tốt khi huyết áp tâm thu < 80 mmHg, liều dùng từ 2-20 mg/kg/phút, tùy theo đáp ứng.

+Noradrenalin:

Nên có chỉ định khi HA tâm thu < 70 mmHg và liều dùng từ 2-16 mg/kg/phút.

b. Các thuốc giãn mạch:

Các thuốc thường dùng là: Nitroglycerin dạng truyền hoặcNitroprussiadvới liều bắt đầu từ 10 mg/phút.

c. Các thuốc trợ tim:

- Không nên dùng Digitalis trong NMCT cấp có sốc tim dù có suy thất trái nặng vì thuốc này làm tăng nguy cơ bị loạn nhịp và tăng tỷ lệ tử vong.

- Trong các trường hợp khác khi có suy tim do bệnh van tim hoặc bệnh cơ tim mà có kèm rung nhĩ nhanh thì Digitalis rất nên dùng.

- Các thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim do ức chế Phosphodiesterase (Milrinone, Amrinone) có thể dùng trong trường hợp có suy tim nặng.

d. Các thuốc lợi tiểu:

- Thường dùng là Furosemide, Bumetanid tiêm tĩnh mạch.

2. Hỗ trợ tuần hoàn bằng cơ học (Áp dụng tại các cơ sở có can thiệp và phẫu thuật tim mạch):

-  Bơm bóng ngược dòng trong động mạch chủ (Intra - Aortic Balloon Counterpulsation Pump - IABP):

-  Máy tim phổi nhân tạo chạy ngoài (Hemopump): đang được thử nghiệm và cho kết quả khá tốt.

3. Điều trị nguyên nhân:

a. NMCT cấp: Khi sốc tim xảy ra thì các biện pháp tái tưới máu ĐMV càng tỏ ra cấp thiết:

-  Thuốc tiêu huyết khối:

-  Can thiệp ĐMV.

-  Mổ làm cầu nối chủ-vành (Áp dụng tại cơ sở có mổ tim).

b. Các nguyên nhân khác: cần được điều trị tích cực theo nguyên nhân:

-  Bệnh nhân có ép tim cấp phải xác định và chọc dịch ngay.

-  Bệnh nhân có bệnh van tim cần được phẫu thuật sửa hoặc thay van tim.

-  Viêm cơ tim cấp hoặc bệnh cơ tim vẫn còn là vấn đề nan giải, việc điều trị còn nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top