Với một số người, sử dụng nước súc miệng có thể đem lại các tác dụng phụ không mong muốn. Một số người khác lại đặc biệt lo ngại về phẩm màu hóa học và chất tạo hương vị có trong một số loại nước súc miệng cụ thể.
Cồn thường được sử dụng như một chất bảo quản và chất mang các thành phần hoạt chất khác của nước súc miệng chứ không phải là một thành phần diệt khuẩn. Không phải tất cả mọi người đều gặp phải các tác dụng phụ của nước súc miệng và một số công thức nước súc miệng sẽ ít gây tác dụng phụ hơn các công thức khác.
Thành phần sodium lauryl sulfate (SLS) được sử dụng nhiều trong các loại kem đánh răng và nước súc miệng với mục đích để tạo ra bọt trong miệng của bạn. Nếu bạn dễ bị viêm loét miệng, thì sử dụng nước súc miệng hoặc bất cứ sản phẩm răng miệng nào có chứa SLS cũng có thể khiến các vết loét nặng hơn. Những người mới trải qua quá trình hóa trị cũng có thể gặp phải tình trạng tương tự. Nếu bạn không nhạy cảm hoặc không hay bị viêm loét miệng, bạn sẽ không gặp phải tình trạng này.
Tình trạng khô miệng xảy ra khi các tuyến nước bọt không sản xuất đủ nước bọt để giữ ẩm cho lưỡi và dự phòng tình trạng sâu răng nữa. Các loại nước súc miệng có chứa flo được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến nghị sử dụng dành cho những người bị khô miệng. Tuy nhiên, nếu nước súc miệng có chứa cồn thì các triệu chứng khô miệng có thể sẽ nặng hơn.
Một số người có thể có cảm giác râm ran khi sử dụng nước súc miệng có chứa cồn. Tuy nhiên, với một số người khác, cảm giác này có thể sẽ giống với cảm giác đau khi bị bỏng. Một số loại nước súc miệng có chứa tới 25% cồn, do vậy sẽ khiến cảm giác đau rát rõ ràng hơn.
Làm giảm hệ vi sinh tốt trong miệng
Bất cứ loại nước súc miệng nào, dù có cồn hay không, cũng sẽ tiêu diệt một lượng lớn vi khuẩn trong miệng. Một số vi khuẩn trong miệng có thể gây hơi thở hôi và sâu răng nhưng có một số vi khuẩn thực ra lại có lợi cho sức khỏe răng miệng của bạn, giúp phân hủy thức ăn và duy trì sức khỏe răng miệng lành mạnh. Thường xuyên tiêu diệt hết vi khuẩn trong miệng là một điều không nên, do vậy, chỉ nên sử dụng các công thức nước súc miệng có tác dụng nhẹ hơn.
Có thể gây ố vàng răng
Phản ứng phụ phổ biến nhất của việc sử dụng nước súc miệng, theo một nghiên cứu năm 2019 là làm ố răng. Nước súc miệng có thể có chứa thành phần có tên là chlorhexidine có thể gây ố vàng răng tạm thời sau khi sử dụng. Các loại nước súc miệng có chứa phẩm màu sáng cũng thường sẽ dễ gây ố vàng răng hơn những loại nước súc miệng không có phẩm màu.
Có thể làm tăng nguy cơ ung thư
Nước súc miệng có thể có chứa các thành phần tổng hợp có liên quan đến việc tăng nguy cơ một số loại ung thư. Nghiên cứu năm 2016 kết luận rằng những người thường xuyên sử dụng nước súc miệng sẽ tăng nhẹ nguy cơ ung thư đầu cổ so với những người chưa bao giờ sử dụng nước súc miệng. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu được liệu mối liên quan này có thật hay không và nếu có thì liên quan đến thành phần nào.
Đa số các loại nước súc miệng không kê đơn sẽ có hướng dẫn bạn sử dụng 2 lần/ngày, cùng với việc sử dụng chỉ nha khoa và chải răng. Một số người thích sử dụng nước súc miệng thường xuyên hơn để có hơi thở thơm mát hoặc muốn có một khoang miệng sạch sẽ giữa các lần sử dụng. Bạn nên cắt giảm số lần sử dụng nước súc miệng hoặc ngừng sử dụng nước súc miệng nếu bạn gặp phải bất cứ triệu chứng nào sau đây:
Trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng nước súc miệng và trẻ em trên 6 tuổi nên sử dụng nước súc miệng dưới sự giám sát của người trưởng thành. Nếu bạn bị loét miệng, hoặc bị suy giảm miễn dịch hoặc vừa mới điều trị hóa trị, bạn nên tránh sử dụng nước súc miệng. Nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của nước súc miệng, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo rằng sản phẩm không gây kích ứng.
Nước súc miệng có một số lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Hiệp hội Răng Hàm Mặt Hoa Kỳ, bạn nên tìm kiếm các sản phẩm đã được các tổ chức uy tín chứng nhận và khuyên dùng
Các loại nước súc miệng không kê đơn có thể:
Nước súc miệng cũng không thể thay thế được việc chải răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh