✴️ Gãy LEFORT do chấn thương

Nội dung

Đặc điểm của gãy Lefort là đường gãy phải qua mỏm chân bướm (pyterygoid process). Tuy nhiên nếu có gãy mỏm chân bướm thì chưa chắc là gãy Lefort.

  • Nếu đường gãy đi qua hố lê à gãy Lefort I
  • Nếu đường gãy đi qua bờ dưới ổ mắt à gãy Lefort II
  • Nếu đường gãy đi qua cung gò má à gãy Lefort III

●Gãy Lefort có thể một bên hoặc cả hai bên

●Có thể không đối xứng nhau và phối hợp: bên này Lefort I nhưng bên kia có thể Lefort II. Và nếu Lefort II và III phối hợp cùng bên thì ta có đường gãy ZMC

●Gãy Lefort là loại gãy do lực tác động mạnh, do đó bs đọc cần đánh giá đúng là có gãy Lefort hay chỉ là gãy ZMC phối hợp với NOE, để có hướng xử trí thích hợp

●Khi xác định có gãy Lefort thì nên cho chụp CTA sọ não để xác định có tổn thương mạch máu não (blunt cerebrovascular injury) hay ko?

 

Bảng đánh giá nguy cơ tổn thương mạch máu não đề xướng bởi Denver và Memphis

(xem thêm trên Radiopaedia: https://radiopaedia.org/articles/denver-criteria-for-blunt-cerebrovascular-injury-1)

1. GÃY XƯƠNG HÀM DƯỚI:

Symphysis: là khoảng giữa hai răng nanh

Body= vùng giữa răng nanh và răng cối thứ 3

Vùng giữa răng nanh và răng cối thứ nhất chính là vùng chuyển tiếp (xác định bằng cách tính từ lỗ hàm dưới đo 5cm về phía trước)

 

2. GÃY NỀN SỌ:

Tùy vào nền sọ trước, giữa hay sau mà nguy cơ và biến chứng cũng khác nhau (xin xem hình)

Các kiểu gãy nền sọ:

-Gãy xuyên xương bướm:

●Gãy ngang phía trước xương bướm, có đặc điểm:

-đường gãy nằm sau các xoang sàng sau hay phía trước xoang bướm

-đi qua mỏm yên bướm trước (clinoid process)

-đi qua bờ của ổ mắt

-đi qua cánh lớn và cánh bé xương bướm

●Gãy ngang phía sau xương bướm, có đặc điểm:

Đường gãy bắt đầu từ phần nhĩ và phần đá của xương thái dương và đi qua ống cảnh, qua clivus và thành sau của xoang bướm và đối xứng qua ống cảnh bên kia, kết thúc đường gãy ở xương thái dương

●Gãy chéo xuyên xương bướm, có các đặc điểm:

Đi từ trần ổ mắt, băng qua xoang bướm rồi xuyên qua ống cảnh đi vào phần đá và phần nhĩ của xương thái dương

●Gãy chéo xuyên xương bướm và chẩm, có các đặc điểm:

Đường gãy đi vào từ xương chẩm, băng qua khe chẩm-chủm, đến lỗ cảnh, băng qua khớp nỗi giữa clivus và xương thái dương (petroclival fissure) băng qua xoang bướm và kết thúc ở sàn sọ trước

 

BIẾN CHỨNG GÃY SÀN SỌ TRƯỚC

-Dò DNT: nếu đường gãy đi qua sàn sọ trước nhất là trần sàng và mảnh sàng, gây chảy DNT đường mũi hoặc chảy DNT qua tai nếu có thông thương giữa DNT với vòi Eustache (nếu có vỡ trần hòm nhĩ-tegmen tympani fracture hoặc mái chủm- tegmen mastoideum fracture)

-HC đỉnh hốc mắt: do chèn ép TK-mạch máu ở đỉnh hốc mắt, khe ổ mắt trên hoặc xoang hang. Khi có chấn thương liên quan tới vùng đỉnh hốc mắt thì cần cho chụp CTA để đánh giá tổn thương bó mạch cảnh

-Nghe kém: khi có chấn thương xương thái dương.

àCần tìm xem có tổn thương otic capsule? như gián đoạn chuỗi xương con, trật khớp búa-đe? Có tràn máu nhĩ?

-Liệt mặt

BIẾN CHỨNG GÃY SÀN SỌ SAU:

+Liệt các dây TK sọ khi có gãy sàn sọ sau:

+Liệt các dây III-VI nếu gãy clivus

+Liệt dây IX-XI nếu đường gãy đi qua lỗ cảnh

+Liệt dây XII nếu đường gãy qua lồi cầu xương chẩm và ống hạ thiệt

-Thuyên tắc TM: nếu đường gãy đi qua xoang TM màng cứng (xoang ngang hoặc xoang sigma) hay hành cảnh do đó cần làm thêm CT hệ thống TM để đánh giá (có thể làm CTA rồi chụp thì delay để khảo sát TM)

Ca lâm sàng 

Đây là ca chấn thương toàn bộ xương mặt và sàn sọ, trên các lát axial thấy có khí ở đỉnh hốc mắt cho nên BN được chụp CTA để đánh giá ĐM cảnh: trên hình CTA ta có thể thấy ĐM mắt (P) từ xoang hang đi vào đỉnh ổ mắt trong khi ko thấy ĐM mắt trái. BN này không có mất thị giác do đó có thể thấy là không có tổn thương TK thị.

Đây là tình huống gãy xương thái dương và làm gián đoạn chuỗi xương con (gãy đầu xương búa)
Đường gãy xuyên qua xương đá và có thể làm tổn thương TK mặt đoạn nhĩ gây liệt mặt nhưng không có tổn thương TK mặt đoạn chủm, đoạn mê nhĩ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top