Khe hở môi là một dị tật bẩm sinh tương đối phổ biến. Vào thời điểm khi môi bắt đầu hình thành, thường là vào những tuần đầu thai kỳ, các mô xung quanh miệng có thể sẽ kết nối với nhau không chính xác. Nếu tình trạng này xảy ra sẽ dẫn đến một khoảng trống, hoặc khe ở ở môi. Khe hở này có thể phát triển ở môi trên hoặc môi dưới, thậm chí là cả 2. Khe hở môi nằm ở vị trí chính giữa môi thường rất hiếm gặp.
Trẻ nhỏ bị khe hở môi có thể cũng sẽ bị hở hàm ếch, hoặc có thể không. Hở hàm ếch là tình trạng mở của vòm miệng, có thể xảy ra cùng lúc với khe hở môi hoặc không.
Nguyên nhân chính xác của tình trạng khe hở môi ở trẻ nhỏ hiện vẫn chưa rõ. Nhưng, các nhà khoa học tin rằng, khe hở môi xảy ra do các yếu tố di truyền cùng với các yếu tố về môi trường bên ngoài. Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.
Mặc dù nguyên nhân chính xác của tình trạng khe hở môi hiện vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì gen đóng một vai trò rất quan trọng. Tỷ lệ mắc khe hở môi của trẻ nhỏ sẽ tăng lên nếu trong gia đình có người đã từng bị khe hở môi hoặc hàm ếch. Cha mẹ không có tiền sử bị khe hở môi vẫn có thể truyền cho con một số gen nhất định, dẫn đến tình trạng khe hở môi ở đứa con.
Các yếu tố khác có thể dẫn đến tình trạng khe hở môi hoặc khe hở hàm ếch ở trẻ nhỏ bao gồm:
Không giống như khe hở hàm ếch, triệu chứng của tình trạng khe hở môi rất dễ nhận ra. Thông thường, đó là tình trạng:
Bác sỹ có thể dễ dàng chẩn đoán triệu chứng của tình trạng khe hở môi ở trẻ nhỏ khi sinh ra. Trong nhiều trường hợp, tình trạng khe hở môi còn có thể được nhìn thấy thông qua việc siêu âm thai, sau 3 tháng đầu. Tuy nhiên, việc chẩn đoán khe hở môi ở trẻ chưa sinh thông qua việc siêu âm không phải là việc dễ dàng.
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng khe hở môi, trẻ nhỏ có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau. Cùng với các biến chứng dưới đây, trẻ nhỏ bị khe hở môi và hàm éch cũng có thể có nguy cơ mắc viêm tai cao hơn. Dưới đây là một số biến chứng khác có thể xảy ra.
Các vấn đề về bú mẹ
Trẻ có thể sẽ không đủ khả năng để bú mẹ bình thường được do khe hở tại môi. Khó bú là một tình trạng vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ bị khe hở môi hoặc khe hở hàm ếch bẩm sinh. Bú mẹ có thể sẽ khó khăn, nhưng việc bú bình với trẻ có thể sẽ dễ dàng hơn một chút. Ngày nay, cũng có một số loại bình sữa được thiết kế đặc biệt dành cho những trẻ gặp phải vấn đề trong việc bú mẹ như vậy.
Các vấn đề về phát âm
Trẻ nhỏ bị khe hở môi có thể sẽ gặp phải khó khăn khi nói. Trẻ có thể sẽ cảm thấy khó khi phát âm các từ ngữ. Khó nói và khó phát âm cũng là một vấn đề mà trẻ bị khe hở hàm ếch gặp phải.
Các vấn đề về răng hàm mặt
Nếu khe hở đủ rộng và lan tới vùng nướu (lợi), thì sự phát triển răng ở trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Phẫu thuật có thể sửa chữa tình trạng khe hở môi ở trẻ nhỏ. Độ tuổi tốt nhất để tiến hành phẫu thuật khe hở môi là khi trẻ được vài tháng tuổi. Bạn cũng nên biết rằng, thời điểm tốt nhất để làm phẫu thuật là trước khi trẻ được 1 tuổi.
Phẫu thuật không chỉ sửa chữa và cải thiện vẻ ngoài của những trẻ bị khe hở môi bẩm sinh mà còn có thể sửa chữa cả những biến chứng khác, liên quan tới việc nói và sự phát triển răng của trẻ. Kế hoạch điều trị có thể sẽ liên quan tới nhiều bộ phận khác nhau để chăm sóc nhiều biến chứng khác nhau liên quan đến dị tật khe hở môi.
Dưới đây là một vài bước cơ bản trong việc điều trị khe hở môi ở trẻ nhỏ. Con bạn có thể sẽ không cần thiết phải áp dụng tất cả các bước này
Khe hở môi có thể sẽ ảnh hưởng đến việc bú mẹ/ăn của trẻ. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp trẻ bú tốt hơn:
Bạn có thể sẽ cảm thấy rất lo lắng nếu thấy con mình bị dị tật khe hở môi. Khe hở môi không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ mà còn gây ra rất nhiều vấn đề khác về thể chất cũng như tâm sinh lý. Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về tình trạng khe hở môi ở trẻ.
Quan trọng nhất, bạn nên tuân thủ hướng dẫn chăm sóc và cho ăn của bác sỹ. Giúp trẻ và cùng trẻ đối mặt với dị tật này, đảm bảo rằng trẻ được phát triển trở thành một người bình thường và không gặp phải vấn đề gì do tình trạng khe hở môi gây ra.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh