Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và sức khỏe răng miệng

Lượng đường cao trong máu  là môi trường tốt để nuôi dưỡng sự phát triển của vi khuẩn và góp phần làm hư hại đến lợi. Các vấn đề về lợi bạn có thể gặp phải đó là: viêm lợi dẫn đến việc lợi bị sưng, đỏ và chảy máu, làm răng bị lung lay; rụng răng,  hơi thở hôi mạn tính, lệch khớp cắn hoặc nếu gắn răng giả thì sẽ không vừa vặn với hàm.

Kiểm soát tiểu đường để có một nụ cười đẹp

kiểm soát tốt  tiểu đường  góp phần bảo vệ sức khỏe răng lợi của bạn. Nếu bạn không kiểm soát tình trạng tiểu đường của mình không hiệu quả, thường xuyên để đường huyết ở mức cao thì bạn bạn sẽ làm gia tăng nguy cở mắc các bệnh ở miệng, lợi, lung lay răng thậm chí là nhiễm nấm miệng. Bởi nhiễm trùng cũng làm tăng lượng đường huyết trong máu nên khi  bị nhiễm trùng mạn tính thì chúng ta càng khó có thể kiển soát tình trạng tiểu đường của mình hon. Giữ sức khỏe răng miệng tốt cũng là một cách để kiểm soát tiểu đường đạt  hiệu quả.

 

Đi kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên hơn

Những người bị tiểu đường thường dễ bị nhiễm trùng nên bạn cần đến nha sỹ thường xuyên hơn, tối thiểu là hai lần mỗi năm. Nhớ thông báo về tình hình  bệnh tiểu đường  và các loại thuốc bạn đang điều trị cho bác sỹ nha khoa biết. Kiểm tra răng thường xuyên và có phương pháp chăm sóc răng miệng khoa học sẽ giúp bạn có một hàm răng chắc khỏe. Và các nha sỹ cũng có thể hướng dẫn bạn cách tốt nhất để chăm sóc răng va lợi tại nhà một cách tốt nhất.

 

Loại bỏ các mảng bám

Một lưu ý nhỏ cho bạn đó là thực phẩm, nước bọt và vi khuẩn có thể bắt đầu hình thành trên răng của bạn ngay sau khi bạn ăn, giải phóng ra các a xít tấn công men  răng và gây sâu răng. Mảng bám không được lấy đi sẽ bám chặt lên răng của bạn  hình thành cao răng ngay sát với lợi và cực khó lấy đi bằng đánh răng hay chỉ nha khoa. Để càng lâu thì càng nguy hiểm đến răng và lợi của bạn. Vi  khuẩn cũng phát triển trên mảng bám gây ra tình trạng viêm và dẫn tới các bệnh của lợi cộng thêm với  lượng đường máu cao sẽ  càng làm các bệnh ở lợi nặng thêm.

 

Đánh răng hàng ngày nhưng phải đúng cách

Chải răng hai lần mỗi ngày không chỉ làm giữ cho miệng bạn không có đường thừa mà còn giúp loại bỏ vi khauanr trong miệng tránh được hình thành cao răng và nhiễm trùng răng miệng. Khi chải răng nên để bàn chảy nghiêng một góc 45 0 so với lợi, sử dụng bàn chải lông mềm nhẹ nhàng làm sạch mặt trong và ngoài của răng, riêng với mặt nhai bạn nên đánh tối thiểu hai phút. Nếu bạn cảm thấy không thể giữ bàn chải thông thường trog hai phút bạn có thể thử sang loại bàn chải điện. Cuối cùng không quên chải cả lợi và lưỡi.

 

Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày

Chỉ nha khoa giúp loại bỏ mảng bám một cách an toàn và hiệu qảu hơn tăm. Bạn nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch giữa các kẽ răng. Nếu bạn bắt đàu có ý định dùng chỉ nha khoa thì nên  hỏi kỹ bác sỹ về cách sử dụng và tập thử dùng để xem bạn đã làm đúng cách hay chưa nhé. Nhớ rằng chỉ nha khoa luôn được khuyến cáo bởi tất cả các nha sỹ

 

Chăm sóc răng giả

Răng giả bị lỏng ra không vừa với lợi hoặc chất lượng không còn tốt có thể dẫn đến khó chịu cho người dùng thậm chí là  nhiễm trùng lợi hoặc bị loét. Điều quan trọng là bạn  phải nói với nha sỹ của bạn về bất kỳ sự thay đổi nào khiến bạn khó chịu với hàm giả của mình. Khi bạn bị tiểu đường, bạn có nguy cơ cao bị các bệnh nhiễm nấm ở miệng và rất khó chữa khỏi, răng giả không vừa vặn có thể làm nặng thêm tình trạng này nên việc làm sạch và chăm chút cho bộ răng giả mỗi ngày là điều cực kỳ quan trọng

 

Quên thuốc lá đi

Thuốc lá  cũng như  xì gà, thuốc lá cuốn hoặc hút tẩu đều có hại đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề răng miệng. Đặc biệt là khi bạn vừa bị tiểu đường vừa có thói quen hút thuốc thì nguy có rất lớn bị các bệnh răng miệng. Thuố lá góp phần phá hủy mô nướu và gây tụt lợi, nó cũng làm tăng tốc độ mất cương răng và mất mô nướu gây ra  rụng răng. Do đó hãy tạo ra một động lực giúp bạn bỏ được thuốc lá  càng sớm càng tốt.

 

Nhận biết các dấu hiệu cảnh báo

Kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên rất quan trọng vì nha sỹ có thể phát hiện những bất thường ngay cả khi bạn còn chưa cảm  nhận được các triệu chứng. Nhiếm trùng có thể di chuyển rất nhanh , nếu bạn thấy có dấu hiệu sưng, nóng đỏ, đâu thì bạn nên báo ngay với nha sỹ ngay lập tức để tránh tình trạng nhiễm trùng lan ra các chỗ khác.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top