Nguyên nhân của trật khớp thái dương hàm
Có nhiều nguyên nhân gây trật khớp thái dương hàm, cụ thể:
- Stress, căng thẳng thần kinh, áp lực nhiều trong công việc
- Nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hay viêm – thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm.
- Chấn thương do va đập hoặc do há miệng đột ngột làm trật khớp thái dương hàm.
- Nghiến răng lúc ngủ, nhai kẹo cao su quá nhiều cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị trật khớp thái dương hàm.
- Do bị trật đĩa khớp hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8 hoặc do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn.
- Ngoài ra mòn răng, thưa răng, mất răng, răng mọc lệch, bệnh nướu, nha chu, hàm giả bán phần hoặc toàn phần không chính,…
Dấu hiệu của trật khớp thái dương hàm
Biểu hiện ở cơ:
Người bệnh thấy đau tại cơ nhai khi nhai nhiều hay ăn thức ăn cứng, dai. Không những thế, việc há miệng cũng trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân bị trật khớp thái dương hàm thường có triệu chứng đau đầu, đau cổ không rõ nguyên nhân. Nhiều trường hợp có thể gây ra phì đại cơ, khiến mặt bị sưng lên
Biểu hiện ở khớp:
Khi nhai, khớp ở hàm đau. Nếu người bệnh há miệng sẽ nghe có tiếng lốc cốc hoặc tiếng nghiến rít ken két ở răng khi nhai. Trong trường hợp nặng thì người bên cạnh cũng có thể nghe thấy âm thanh đó.
Nếu bạn có thể đút lọt cả bàn tay vào miệng thì rất có thể bạn đã bị giãn khớp thái dương hàm. Giai đoạn tiếp theo của bệnh là trật khớp thái dương hàm và dẫn đến dính khớp. Khi đó các đầu khớp bắt đầu thoái hoá và có hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương.
Đặc biệt, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Khi thủng đĩa khớp mà bệnh nhân vẫn không biết và cũng không để ý điều trị thì có thể dẫn đến tình trạng phá huỷ đầu xương, làm xơ cứng khớp khiến bệnh nhân không thể há miệng được.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh