Bạn có nhận thấy là trẻ đã từng nghiến răng không? Trong đa số các trường hợp, tình trạng này chỉ đơn thuần là việc trẻ đang khám phá những thứ mới, bằng răng của mình. Nhưng nếu trẻ thường xuyên nghiến răng, thì rất có thể trẻ đã mắc phải tật nghiến răng.
Dưới đây là những thông tin cần biết, nguyên nhân và giải pháp điều trị tật nghiến răng.
Tật nghiến răng là một tật mà bạn thường xuyên nghiến răng của mình. Tật nghiến răng thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tật nghiến răng có thể xảy ra trong cả ban ngày và ban đêm. Nếu xảy ra vào ban đêm thì sẽ được gọi là tật nghiến răng lúc ngủ. Tin tốt là, đa số các trường hợp nghiến răng thường nhẹ và không cần phải điều trị.
Triệu chứng của tật nghiến răng bao gồm:
Trẻ nhỏ thường sẽ không nói cho bạn biết được chúng đang gặp phải vấn đề gì, do vậy, rất khó để biết được chuyện gì đang xảy ra với trẻ. Do vậy, kể cả khi âm thanh nghiến răng của trẻ khiến bạn không thể chịu được, nhưng có thể trẻ vẫn ổn.
Chiếc răng đầu tiên của trẻ có thể sẽ xuất hiện khi trẻ được 4 tháng tuổi. Rất nhiều trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên sau 7 tháng. Trong suốt năm đầu tiên, trẻ sẽ mọc nhiều răng hơn, và bạn sẽ bắt đầu thấy trẻ nghiến răng.
Cứ 3 người trưởng thành sẽ có 1 người bị tật nghiến răng. Với người trưởng thành, nguyên nhân gây nghiến răng có thể là do căng thẳng, tức giận, do đặc điểm tính cách (thích cạnh tranh, hiếu động) và thậm chí có thể là do một số loại chất kích thích, như caffein hay thuốc lá. Đôi khi, nguyên nhân gây nghiến răng có thể không rõ ràng.
Tuổi tác cũng có thể là một yếu tố khác. Trẻ nhỏ có thể sẽ nghiến răng để phản ứng lại với cảm giác đau do mọc răng. Tật nghiến răng thường rất phổ biến ở trẻ nhỏ và hầu hết sẽ biến mất trong khoảng 10 năm.
Rất nhiều trẻ nhỏ nghiến răng một cách tự nhiên và không cần điều trị. Biến chứng ở tuổi này thường rất hiếm gặp. Tuy nhiên, những trẻ lớn mắc tật nghiến răng thường sẽ phải theo dõi sát sao để đảm bảo rằng, trẻ không làm tổn thương răng vĩnh viễn. Trẻ có thể sẽ bị bệnh rối loạn khớp thái dương hàm do thường xuyên siết chặt hàm.
Tật nghiến răng thường không liên quan gì đến việc mọc răng của trẻ. Nhưng tật nghiến răng và mọc răng có thể sẽ cùng xuất hiện trong năm đầu đời của trẻ.
Nếu bạn nhận thấy trẻ nghiến răng, hãy cho trẻ một thứ đồ chơi trẻ có thể gặm được, ví dụ như đồ chơi làm bằng cao su tự nhiên hoặc silicone, không chứa chất hóa học.
Bạn cũng có thể tự tạo ra những đồ mà trẻ có thể gặm được. Ví dụ như làm ẩm một miếng khăn khô, rồi gấp làm bốn. Sau đó, để khăn vào trong ngăn đá một vài tiếng rồi cho trẻ gặm. Độ lạnh và cứng của khăn có thể giúp trẻ giảm khó chịu khi đang mọc răng.
Tật nghiến răng có thể gây ra bởi căng thẳng, đặc biệt là ở trẻ lớn. Nếu bạn nghi ngờ trẻ nghiến răng là vì đang lo lắng điều gì đó, hãy cố giải quyết vấn đề ngay lập tức. Đi ngủ đúng giờ vào mỗi ngày trong trạng thái thư giãn cũng có thể giúp ích cho tật nghiến răng vào ban đêm.
Nếu trẻ vẫn tiếp tục nghiến răng trong suốt khoảng thời gian còn nhỏ, hoặc trẻ bị đau, xuất hiện biến chứng, hãy đưa trẻ đi khám nha sỹ. Có một số loại bảo vệ hàm đặc biệt có thể chỉnh vừa khít với răng của trẻ để ngăn chặn sự tổn thương răng vĩnh viễn.
Luôn giữ liên lạc với bác sỹ nhi khoa bất cứ khi nào bạn cảm thấy lo ngại về sức khỏe của trẻ. Đa số tình trạng nghiến răng thường nhẹ và sẽ không để lại hậu quả lâu dài. Nhưng, hãy luôn theo dõi bất cứ thay đổi nào về răng của trẻ, cũng như bất cứ sự thay đổi nào có thể là hậu quả của việc siết chặt hàm,ví dụ như đau hàm, đau tai hoặc sưng.
Nghe và nhìn thấy trẻ nghiến răng có thể sẽ khiến bạn phiền lòng, nhưng hãy nhớ rằng, đó chỉ là tình trạng tạm thời và sẽ tự biến mất.
Nếu bạn vẫn lo lắng về răng của trẻ, hãy đến gặp nha sỹ. Trẻ sơ sinh nên đi khám nha sỹ lần đầu khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, hoặc ít nhất là khi trẻ tròn 1 tuổi. Bạn có thể giúp trẻ bảo vệ răng bằng việc thường xuyên đưa trẻ đi khám nha sỹ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh