Phòng ngừa bệnh hôi miệng

Để cải thiện tình trạng vệ sinh răng miệng, bạn nên:

  • Đánh răng đúng cách và vệ sinh lợi
  • Chải lưỡi
  • Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch răng

Nếu bạn muốn, có thể đầu tư mua một bàn chải điện – loại bàn chải này sẽ giúp bạn chải răng dễ dàng và hiệu quả hơn, giảm tình trạng hôi miệng mà bạn đang gặp phải.

Chải răng đúng cách

Nha sĩ sẽ có thể khuyên bạn nên chải răng ít nhất 2 lần một ngày với kem đánh răng chứa fluor và mỗi lần chải răng trung bình 2 phút.

Dưới đây là một vài điều bạn cần lưu ý để chải răng đúng cách và giữ khoang miệng luôn khỏe mạnh:

  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng, tống khứ thức ăn thừa – nguyên nhân gây ra sâu răng nhưng khi chải răng chỉ làm sạch 60% bề mặt.
  • Chọn bàn chải nhỏ hoặc trung bình với lông mềm và xếp thành từng búi. Dựa vào tình trạng răng miệng của từng người, nha sĩ sẽ giới thiệu cụ thể loại bàn chải đặc biệt nào bạn nên dùng.
  • Thay bàn chải 3 tháng một lần.
  • Chải răng ít nhất 2 phút – bạn có thể mang bàn chải đến trường hoặc cơ quan để chải răng sau giờ ăn trưa.
  • Chải tất cả các vùng trong khoang miệng, đặc biệt chú ý nơi tiếp xúc của răng và lợi. 
  • Dùng riêng bàn chải và đồ cạo lưỡi để nhẹ nhàng vệ sinh lưỡi bạn. Hiện này có cũng có một số loại bàn chải có miếng vệ sinh lưỡi phía sau.
  • Tránh chải răng trong vòng 30 phút sau khi uống đồ uống có tính acid như nước hoa quả, hoặc hoa quả có tình acid như cam sẽ tránh làm tổn hại bề mặt răng.

Nha sĩ khuyên bạn nên súc miệng hằng ngày với nước súc miệng diệt khuẩn. Việc này không thể thay thế việc đạn răng nhưng nên hình thành thói quen súc miệng hằng ngày.

 

Làm sạch răng giả

Nếu bạn đeo răng giả, bạn nên bỏ chúng ra vào ban đêm để miệng bạn thư giãn. Làm sạch răng giả trước khi đeo lại chúng vào sáng hôm sau:

  • Không dùng kem đánh răng vì chúng có thể cào xước hoặc gây biến màu răng bạn
  • Làm sạch răng giả bằng xà phòng và nước ấm hoặc kem đánh răng giả
  • Dùng bàn chải riêng

 

Những mẹo để có hơi thở thơm mát

Để khiến hơi thở trở nên thơm mát, bạn cần:

  • Bỏ thuốc
  • Ăn uống lành mạnh và có chết độ ăn cân bằng, tránh ăn thức ăn có mùi vị mạnh và đồ cay
  • Giảm thiểu đường trong đồ ăn thức uống vì chúng sẽ làm gia tăng vi khuẩn trong miệng bạn
  • Giảm thiểu đồ uốn có cồn
  • Uống ít cafe
  • Uống nhiều nước, tránh để miệng bạn bị khô
  • Nhai kẹo cao su sau khi ăn sẽ kích thích tuyến nước bọt hoạt động, làm sạch những mảnh vụn thức ăn còn sót lại.

Bạn nên đến gặp nha sĩ thường xuyên để kiểm tra. Việc này sẽ đảm bảo rằng không còn bất kì mảng bám nào tồn tại trên răng bạn, nhất là những chỗ khó chạm tới.

Nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách tốt nhất để làm sạch răng và lợi của bạn, chỉ ra những phần nào bạn thường hay bỏ sót. Bác sĩ cũng sẽ nhận ra những dấu hiệu về bệnh răng miệng nếu có để kịp thời chữa trị.

 

Vấn đề về dạ dày

Hơi thở có mùi có thể do nguyên nhân là vấn đề về dạ dày, như nhiễm khuẩn hay trào ngược axit dạ dày. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để khám và điều trị kịp thời.

Liệu trình điều trị sẽ phụ thuộc vào tình trạng dạ dày của bạn. Ví dụ: Nếu bạn bị loét dạ dày, bạn cần đến sự kết hợp của một vài loại thuốc kháng sinh, chất ức chế bơm proton. Đây được xem là liệu trình điều trị tận gốc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top