Thế nhưng, nhiều bậc cha mẹ lại không quan tâm mấy đến răng sữa, cũng như không nhận thức được tầm quan trọng của răng sữa nên để con bị sâu răng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.
Răng sữa giữ một chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn cho trẻ
Có tất cả 20 chiếc răng sữa, 10 cái ở hàm trên và 10 cái ở hàm dưới. Chúng sẽ xuất hiện ở những thời điểm rất khác nhau ở từng đứa trẻ khác nhau. Sau đây là kiểu mọc răng sữa thường gặp nhất chúng ta thường gặp:
Khi có thai, mẹ không được dùng kháng sinh có sắc tố vàng như: tetracylin, doxycillin. Đối với bé thì phải tránh dùng thuốc kháng viêm có nhân corticoid như: prednisone, dexamethason… không được dùng kháng sinh tetracycline, doxycillin vì sẽ làm răng dễ bễ, răng bị vàng.
Thức ăn cho trẻ phải cung cấp đầy đủ sinh tố A, C, D, các muối khoáng canxi, magiê… để giúp răng phát triển, chất fluor giúp cho cấu tạo răng bền vững.
Các sinh tố và muối khoáng trên có trong các loại rau, quả, củ, thịt, tép, trứng, sữa, thức ăn biển như: cá, cua, nghêu, sò… Cần cho bé ăn đầy đủ các loại thức ăn bằng cách thay đổi món hàng ngày.
Nếu bé chỉ ăn thịt, không ăn tép, cá, rau, củ… thì cấu tạo răng không bền mà sự phát triển của bé cũng kém, có thể đưa đến suy dinh dưỡng.
Thức ăn cho trẻ phải cung cấp đầy đủ yếu tố dinh dưỡng để giúp răng phát triển, chất fluor giúp cho cấu tạo răng bền vững
Nên cho bé ăn thức ăn có xơ, những sợi xơ cùng nước bọt tiết ra có khả năng cuốn đi thức ăn còn vướng ở kẽ răng để tránh tạo ra chất acid làm hư men răng, phải giúp trẻ giữ cho miệng sạch, không còn mảnh thức ăn hay chất bột đường dính trên răng, bằng các cách sau:
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp mọi người có kiến thức hơn về những chiếc răng sữa của trẻ, từ đó có những cách phòng và chữa hiện tượng sâu răng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh