✴️ Vì sao rượu bia gây tổn thương dạ dày?

Nội dung

Rượu bia làm phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, không chỉ vậy, chúng làm tăng tiết acid gây phá hủy niêm mạc dạ dày, gây viêm loét và các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy chướng, nóng rát, mất cảm giác thèm ăn. Với những người bệnh đã có sẵn vấn đề viêm loét, thường xuyên uống rượu bia sẽ gây tăng áp lực CO2 tại dạ dày, tăng tấn công vào vết tổn thương và làm cho chúng nghiêm trọng hơn. Hệ quả là bệnh trầm trọng hơn, có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết, thủng dạ dày.

Bảo vệ dạ dày khỏi bia rượu

Để bảo vệ được dạ dày, tránh tình trạng viêm loét hoặc các biến chứng nặng nề hơn, cách đơn giản nhất là nên tránh sử dụng rượu bia. Tuy vậy, cách “đơn giản” này lại không hề đơn giản đối với cánh mày râu.
Với cánh mày râu, uống rượu bia là rất khó tránh. Đối với một số người có thể uống rượu bia là thú vui để thư giãn sau khi làm việc căng thẳng nhưng đối với một số người, do tính chất công việc nên không thể tránh được, dù cho đã có ý thức bảo vệ sức khỏe. Vì vậy, cần có những biện pháp khác để chủ động bảo vệ dạ dày.

  • Ăn lót dạ, uống nước canh, sữa, rau củ luộc…trước khi tham gia tiệc rượu – cách này hay được các anh gọi là “đổ bê tông” trước khi ra trận.
  • Cố gắng thay thế rượu, bia có nồng độ cồn cao bằng loại nhẹ hơn.
  • Uống nhiều nước quả hoặc nước giải rượu sau khi nhậu
  • Hạn chế ăn kèm các đồ muối chua, cay kích ứng dạ dày khi uống rượu bia.

Các cách trên chỉ là biện pháp cứu cánh tạm thời, giúp hạn chế đi được phần nào tác hại của bia rượu. Giải pháp lâu dài là phải giúp bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của bia rượu, đồng thời, chống viêm, làm lành những viêm loét tổn thương trong dạ dày.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top