Âm đạo là một cơ quan có khả năng tự làm sạch vì vậy không cần sử dụng thêm các sản phẩm vệ sinh đặc biệt. Thậm chí bạn không cần bất cứ sản phẩm vệ sinh nào cả.
Một số người có thể muốn giữ vệ sinh âm hộ, là phần bên ngoài của bộ phận sinh dục bao quanh lối vào âm đạo. Việc giữ vệ sinh âm hộ giúp nhiều người cảm thấy sạch sẽ hơn và tự tin hơn.
Trong trường hợp này, bạn nên làm sạch môi âm hộ một cách nhẹ nhàng. Làm sạch quá mức có thể gây ảnh hưởng tiêu cực.
Cố gắng làm sạch âm đạo bằng nước khử khuẩn và các sản phẩm tương tự có thể gây nhiễm trùng và thay đổi pH âm đạo.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn luận về giải phẫu của âm đạo, cách vệ sinh âm hộ an toàn và các phương pháp làm sạch cần tránh.
Sự khác nhau giữa âm đạo và âm hộ
Âm đạo là phần bên trong bộ phận sinh dục nữ.
Âm hộ là phần bên ngoài, bao gồm các cấu trúc như âm vật, môi lớn, môi bé và cửa âm đạo.
Âm đạo là một cơ quan nội tạng và giống những cơ quan nội tạng khác, âm đạo không cần phải vệ sinh.
Một quần thể phức tạp các vi khuẩn có lợi và các vi sinh vật khác giúp giữ cho âm đạo khỏe mạnh. Việc rửa, đặc biệt với xà phòng và nước thụt rửa, có thể làm mất cân bằng độ pH trong âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và sinh mùi khó chịu.
Âm đạo có cần làm sạch không?
Âm đạo và âm hộ sản xuất nhiều dịch tiết có vai trò quan trọng với sức khỏe toàn thân.
Bạn không nên cố gắng loại bỏ tất cả khí hư (hay còn gọi là huyết trắng) âm đạo bằng cách vệ sinh âm đạo. Âm đạo khỏe mạnh tự nhiên sẽ có một chút khí hư.
Việc rửa âm đạo cũng sẽ không loại bỏ việc viêm nhiễm âm đạo. Trong một số trường hợp, việc làm này thậm chí còn làm tình trạng viêm tồi tệ hơn. Sử dụng xà phòng tẩy rửa mạnh có thể làm khô mô ở âm đạo, gây ra các vết xước nhỏ, tạo điều kiện cho vi khuẩn nguy hiểm dễ dàng xâm nhập vào âm đạo hơn.
Nguy cơ
Nghiên cứu liên tục phát hiện ra rằng việc rửa âm đạo làm tăng nguy cơ mắc một loạt các vấn đề về sức khỏe.
Một nghiên cứu năm 2013 về những phụ nữ Ai Cập thường xuyên thụt rửa âm đạo cho thấy việc này làm tăng nguy cơ sinh non và gây bệnh nhiễm trùng vùng chậu.
Thụt rửa tỉ lệ thuận với nguy cơ cao gặp phải nhiều tác dụng phụ trong thai kỳ, bao gồm:
Các nguy cơ khác của phương pháp vệ sinh âm đạo không phù hợp chẳng hạn như thụt rửa:
Mặc dù bạn có thể vệ sinh âm hộ nhưng âm hộ lại khá gần âm đạo, có nghĩa là bất kỳ sản phẩm vệ sinh nào cũng có thể xâm nhập vào âm đạo. Các sản phẩm tẩy rửa mạnh cũng có thể gây kích ứng âm hộ.
Cách vệ sinh âm hộ an toàn
Âm đạo là một cơ quan có khả năng tự làm sạch và bạn không cần phải vệ sinh âm đạo. Thụt rửa thường xuyên là không cần thiết.
Bạn có thể giữ vùng này sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách:
Để làm sạch âm hộ, bạn có thể rửa vùng phía ngoài bằng nước ấm. Nếu muốn, bạn có thể dùng xà phòng không mùi, dịu nhẹ. Sau đó, bạn nên rửa âm hộ kĩ rồi lau khô.
Không nên đưa xà phòng vào trong âm đạo và không nhất thiết phải sử dụng xà phòng mà nhà sản xuất đã dán nhãn dành cho bộ phận sinh dục.
Các phương pháp vệ sinh cần tránh
Nhằm tránh nhiễm trùng, đau và kích ứng, không nên dùng các sản phẩm sau đây:
Xông hơi âm đạo
Một số người ủng hộ việc xông hơi âm đạo, bao gồm việc ngồi trên một bồn tắm hơi với nhiều loại thảo mộc.
Các loại thảo mộc này được cho là làm sạch âm đạo và cải thiện sức khỏe tử cung.
Có rất ít bằng chứng cho thấy việc xông hơi âm đạo có hiệu quả. Hơi nóng không thể xâm nhập vào mô âm đạo hay đến được gần với tử cung.
Ngoài ra, các loại thảo mộc có thể gây kích ứng mô âm đạo hoặc âm hộ và hơi nước quá nóng có thể gây bỏng nặng.
Theo một bài báo năm 2019, một phụ nữ đã cố gắng xông hơi âm đạo để giảm sa âm đạo. Kết quả là, cô ấy bị bỏng độ hai.
Khi nào cần đi khám bác sĩ
Bạn nên khám bác sĩ nếu bạn thấy khí hư âm đạo thay đổi đột ngột, đặc biệt nếu khí hư có mùi quá nồng.
Khí hư mùi tanh thường là tín hiệu của viêm âm đạo do vi khuẩn. Thường xuyên vệ sinh sẽ không làm cho khí biến mất, thậm chí còn làm tình trạng nhiễm trùng tệ hơn.
Những triệu chứng của nhiễm nấm âm đạo có thể bao gồm:
Nếu bạn bị viêm âm đạo do vi khuẩn nên chú ý các triệu chứng sau:
Tóm tắt
Không có lý do y khoa cho việc vệ sinh âm đạo.
Thụt rửa và các phương pháp vệ sinh khác có thể gây hại nhiều hơn lợi và có rất ít bằng chứng cho thấy chúng làm sạch âm hộ hay âm đạo một cách hiệu quả và không có rủi ro.
Nếu bạn muốn làm sạch âm hộ, bạn nên sử dụng nước ấm và có thể là xà phòng dịu nhẹ.
Nếu bạn bị tiết dịch bất thường hoặc có mùi âm đạo khó chịu, bạn nên đi khám. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng, cần được điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh