Nhiệt miệng là căn bệnh khá phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Mặc dù căn bệnh này không gây nguy hiểm lớn và có thể tự khỏi sau một thời gian bị bệnh, tuy nhiên vết loét do nhiệt miệng lại gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu khiến trẻ luôn phiền táo, bực bội và bỏ ăn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 5 cách chữa nhiệt miệng cho trẻ tại nhà hiệu quả, giúp chữa khỏi sớm căn bệnh này.
Trẻ em bị nhiệt miệng có thể do khá nhiều nguyên nhân như:
Theo các nghiên cứu, mật ong có thể gây ức chế và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, nấm có hại giúp vết loét nhiệt nhanh lành. Bởi vậy, khi trẻ bị nhiệt các mẹ có thể cho bé ngậm mật ong hoặc dùng tăm bông bôi mật ong nguyên chất vào vết loét khoảng 1- 2 lần/ ngày để giúp bé nhanh khỏi hơn.
Củ cải có tác dụng giải nhiệt và làm lành các vết loét rất hiệu quả. Bên cạnh đó, trong củ cải chứa nhiều vitamin A, C giúp bổ sung dưỡng chất rất rốt cho bé, làm tăng sức đề kháng và nhanh khỏi bệnh hơn. Nếu bé không thể uống nước củ cải, các mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước cốt pha loãng khoảng 3 lần/ngày. Các nốt nhiệt sẽ bớt đau và biến mất nhanh chóng chỉ sau vài ngày.
Một cách chữa nhiệt miệng khá đơn giản và hiệu quả khác là cho trẻ uống từ 1-2 cốc nước ép cà chua mỗi ngày. Phương pháp này không chỉ giúp giải nhiệt hiệu quả mà còn cung cấp các vitamin hữu ích cho bé yêu của bạn, tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh hơn.
Khi bé bị thiếu các dưỡng chất, vitamin A, C, kẽm… hoặc chức năng miễn dịch bị yếu, bé thường dễ bị nhiệt miệng. Bởi vậy, bạn nên cho bé uống nhiều nước trái cây tươi chứa các vitamin B, C, folate như cam, chanh để nâng cao hệ miễn dịch cho bé, giúp chống viêm và đẩy nhanh quá trình chữa lành các vết thương.
Uống bột sắn dây là cách giải nhiệt đã được khá nhiều người biết đến. Trong thời gian bị nhiệt, bạn có thể pha nước bột sắn dây cho bé uống để giảm cảm giác đau, rát trong miệng, đồng thời giúp khỏi bệnh nhanh hơn.
Mỗi ngày, hãy cho bé uống từ 1 – 2 cốc sắn dây, bé sẽ khỏi nhiệt nhanh chóng sau 2 -3 ngày.
Lưu ý, những cách chữa nhiệt miệng trên có thể mang đến hiệu quả với những người bị nhiệt tương đối nhẹ. Tuy nhiên, nếu bé bị nhiệt nhiều cha mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để khám, tìm đúng nguyên nhân và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Khi đó, những cách chữa nhiệt kể trên đây sẽ có tác dụng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh