Chảy máu lợi là một dấu hiệu bất thường. Đó thực sự là triệu chứng cảnh báo cho các bệnh về lợi (viêm lợi hoặc viêm nướu), bắt nguồn từ sự tích tụ vi khuẩn và mảng bám trên răng. Các bệnh về lợi có thể gây ra rắc rối với sức khỏe răng miệng chẳng hạn gãy răng, và cơ thể (mối liên quan với bệnh tim mạch đã được tìm thấy).
Chải răng quá mạnh không phải là nguyên nhân duy nhất của chảy máu lợi – có một vài tác nhân khác cũng gây ra, mà không phải yếu tố nào bạn cũng kiểm soát được. Hãy xem qua những tác nhân này, cách khắc phục và khi nào nên đến nha sĩ.
Chỉ cần 24 tiếng để vi khuẩn gây ra viêm lợi, từ đó dễ dẫn đến chảy máu lợi. Vì vâỵ này hôm trước, nếu bạn chải răng hoặc dùng chỉ nha khoa không tốt, bạn sẽ phát hiện một ít máu. Lần tới hãy chải răng chậm hơn để làm sạch những vùng vi khuẩn bám trên răng, tránh để bị chảy máu
Nếu bạn đã chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng kĩ thuật nhưng vẫn chảy máu lợi kéo dài hơn một tuần, hãy đến phòng khám nha khoa.
Khi nồng độ hormon thay đổi thất thường (ví dụ: khi dậy thì, có thai, kinh nguyệt hoặc mãn kinh), chúng ta sẽ nhạy cảm hơn với mảng bám, là nhân tố kích thích chảy máu lợi. Bạn có thể chăm sóc sức khỏe răng miệng nhẹ nhàng bằng nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa đến khi hormon quay về gần như bình thường.
Lợi chảy máu thường thấy ở sinh viên vì họ ăn uống và ngủ thất thường và hay căng thẳng với bài tập. Tất cả những điều đó ảnh hưởng đến khả năng chống viêm do vi khuẩn trong miệng của cơ thể. Hãy bảo vệ răng miệng với chế độ ăn lành mạnh (có chứa đạm, rau, vitamin C và D, là chìa khóa cho sức khỏe lợi và xương) hoặc có thể thử bổ sung vitamin tổng hợp hàng ngày.
Một số thuốc kê đơn cụ thể, chẳn hạn thuốc chống trầm cảm và thuốc cao huyết áp, có thể gây khô miệng. Thiếu nước bọt có thể khiến vi khuẩn sinh sôi. Kết quả là lợi sẽ đỏ, sưng và đôi khi chảy máu. Hãy đến gặp nha sĩ hoặc bác sĩ nếu bạn nghe ngờ thuốc đang làm mình khô miệng – có một số sản phẩm có thể giúp bổ sung độ ẩm cho mô lợi trong trường hợp này.
Những bệnh mãn tính như tiểu đường, hoặc nhưng bệnh như leukemia hoặc HIV, có thể ảnh hưởng hệ miễn dịch dẫn tới lợi sưng và chảy máu. Nếu bạn thấy máu trong hơn vài tuần, đến khám bác sĩ nha khoa để biết đươc đến lúc cần tới phòng khám.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh