Cha mẹ bị viêm nha chu có thể truyền vi khuẩn gây bệnh cho con trong tương lai, và vi khuẩn vẫn còn trong khoang miệng ngay cả khi trẻ được điều trị bằng nhiều cách thức khác nhau. Đây là kết luận chính của một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Campinas (UNICAMP) ở bang São Paulo, Brazil. Bài báo về nghiên cứu được đăng trên tạp chí Scientific Reports.
Viêm nha chu là tình trạng viêm mô nâng đỡ răng và khả năng duy trì răng trong xương hàm trên và hàm dưới. Bệnh khởi phát do nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng bao gồm chảy máu nướu răng và chứng hôi miệng. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh dẫn đến tiêu xương và răng. Nếu vi khuẩn hoặc các vi sinh vật khác gây bệnh xâm nhập vào máu, chúng có thể gây ra các tình trạng viêm khác trong cơ thể.
Theo các tác giả nghiên cứu, hệ vi sinh vật khoang miệng của cha mẹ là yếu tố quyết định sự xâm nhập của hệ vi sinh vật dưới nướu của con cái họ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho biết thêm rằng hệ vi sinh vật gây các rối loạn sinh học trong bệnh nhân viêm nha chu mà trẻ gặp phải ở độ tuổi nhỏ có khả năng thay đổi, và cấu trúc lây truyền được duy trì ngay cả sau khi đã có kiểm soát vệ sinh răng miệng.
Các chuyên gia cũng cho rằng cha mẹ nên bắt đầu quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ từ khi còn ở giai đoạn trẻ sơ sinh. Ở những nghiên cứu trước đây, các phát hiện cho thấy sự xâm nhập của vi khuẩn dưới nướu có thể xuất hiện ở độ tuổi rất sớm. Tuy nhiên, tính kế thừa ở đây không có nghĩa là một đứa trẻ có khả năng mắc bệnh khi trưởng thành. Điều này nói lên tầm quan trọng của việc lưu ý đến những dấu hiệu nhỏ nhất trong các vấn đề sức khỏe răng miệng ở trẻ để có thể có biện pháp can thiệp sớm và kịp thời.
Theo điều tra dịch tễ học nha khoa tại Brazil, 18% trẻ em ở tuổi 12 chưa từng đi khám răng và 11,7% bị chảy máu nướu răng. Ở nhóm tuổi 15-19, 13,6% chưa từng đến phòng khám nha khoa. Khảo sát sức khỏe răng miệng năm 2019 cho thấy 50,5% người lớn ở độ tuổi 35-44 phàn nàn về đau răng, chảy máu nướu răng và viêm nha chu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, các mẫu màng sinh học dưới nướu và mảng bám được thu thập từ 18 người lớn có tiền sử viêm nha chu và con cái của họ từ 6-12 tuổi, và 18 người lớn khỏe mạnh được thu thập để tiến hành đánh giá. Ngoài phân tích lâm sàng, các mẫu còn được phân tích vi sinh và giải trình tự gen bởi. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ có cha mẹ bị viêm nha có xu hướng bị xâm nhiễm bởi Filifactor alocis, Porphyromonas gingivalis, Aggregatibacter actinomycetemcomitans, Streptococcus parasanguinis, Fusobacterium nucleatum và một số loài vi khuẩn thuộc giống Selenomonas trong trường hợp không bị viêm nha chu. Những mầm bệnh này cũng nổi lên như là những kẻ mạnh, lấn át với các dấu hiệu vi khuẩn khác của trẻ có cha mẹ bị viêm nha chu. Các chuyên gia cho rằng bất chấp việc kiểm soát mảng bám vi khuẩn và đánh răng kỹ đi chăng nữa, trẻ từ những gia đình có người mắc bệnh vẫn có vi khuẩn trong miệng, trong khi tác dụng của việc vệ sinh răng miệng và dự phòng có ý nghĩa hơn ở trẻ từ gia đình những người khỏe mạnh.
Khi cha mẹ bị viêm nha chu, con cái của họ cũng có mang các đặc điểm của bệnh. Bản thân trẻ mang thông tin vi khuẩn khi trưởng thành, và điều này đề cao sự cần thiết của các nghiên cứu phân tích về sự xâm nhập vi khuẩn trong khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Theo đó, những nghiên cứu sẽ thực hiện trên nhóm phụ nữ mang thai để tìm hiểu khả năng và tìm ra giải pháp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn trong miệng của trẻ từ trong bụng mẹ.
Tổng kết
Bệnh nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng, hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất răng ở người lớn. Mới đây các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên quan giữa việc cha mẹ mắc bệnh và khả năng lây truyền cho con. Điều này càng làm nổi bật tầm quan trọng của việc chăm sóc răng miệng cho con trẻ từ nhỏ để tránh các vấn đề nguy hại ảnh hưởng về mặt lâu dài.
Vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định mối liên quan cũng như mức độ ảnh hưởng và khả năng can thiệp nhằm dự phòng tình trạng này. Điều quan trọng nhất là cần rèn luyện cho con trẻ cách chăm sóc răng miệng hợp lý để trẻ tự bảo vệ sức khỏe răng miệng trong cả cuộc đời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh