✴️ Bộ công cụ Phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em (P2)

Phụ lục 5. CÔNG CỤ SÀNG LỌC RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ EM (STAT)

 Họ và Tên trẻ…...................................Tuổi: .................Ngày đánh giá..................

Chơi Luân Phiên (Mục Chơi)

Đặt tất cả các dụng cụ trên sàn nhà, tốt nhất là nên đểdụng cụ ra trước khi trẻ vào phòng.

Ngồi trên sàn và khuyến khích trẻ ngồi xuống. Ngồi cách trẻ khoảng 3-4 feet (1-1.2m).

Gọi trẻ: “Nhìn này, tên trẻ, cô có quả bóng này!” để lấy sự chú ý của trẻ.

Lăn bóng tới trẻ, đưa hai tay về phía trẻ và kêu trẻ: “Lăn bóng lại cho cô/chú!”

Nếu trẻ không ĐẠT, anh/chị có thể làm thêm tối đa 4 lần nữa với bóng,

và nhiều nhất 5 lần với xe hơi/ô tô đồ chơi.

 

Chơi Búp Bê (Mục Chơi)

Đặt vật dụng của búp bê và chén dĩa đồ chơi gần trẻ, theo sắp xếp ngẫu nhiên.

Đưa trẻ búp bê và nói: “Nhìn này, tên trẻ, nhìn búp bê của cô/chú này!”

Nếu trẻ chỉ lấy búp bê và không dùng nó để chơi giả bộ với các món đồ, anh/chị có thể giơ lên đồ ăn cho búp bê và/hoặc bàn ghế của búp bê và nói: “Nhìn đồ chơi khác của cô/chú này!”

** Không nên gọi tên của đồ vật hoặc làm mẫu các cách chơi với búp bê.**

Nếu trẻ không ĐẠT, anh/chị có thể làm thêm tối đa 4 lần nữa với búp bê, và nhiều nhất 5 lần với thú nhồi bông.

 

Thổi Bong Bóng (Mục Yêu Cầu)

Giữ lọ bong bóng xà phòng và nói với trẻ: “Nhìn này, tên trẻ, nhìn coi cô/chú có cái gì này!” để lấy sự chú ý của trẻ.

Thổi bong bóng trong tầm nhìn của trẻ (nhưng đừng để bong bóng bể gần mặt trẻ).

Nếu trẻ không chú ý bong bóng, anh/chị có thể gọi trẻ: “Nhìn này!” để trực tiếp lấy sự chú ý của trẻ.

**Không nên chỉ về hướng bong bóng hoặc nói đó là bong bóng. **

Đặt cây thổi trở lại trong lọ, vặn chặt nắp lại, đưa lọ bong bóng cho trẻ và bảo trẻ: “Con làm đi!” hoặc “Tới lượt con!”

Ghi nhận nếu trẻ yêu cầu (Có/Không) ở bảng bên dưới. Nếu Không, anh/chị có thể làm thêm 2 lần nữa.

 

Thức Ăn (Mục Yêu Cầu)

Giơ hộp đựng đồ ăn lên và nói với trẻ: “Nhìn này, tên trẻ, nhìn xem cô/chú có cái gì này!” và lắc lắc cái hộp để lấy sự chú ý của trẻ.

Đưa trẻ cái hộp và nói: “Cho con một chút đó!”

**Nắp hộp phải được vặn kỹ lại.**

Nếu trẻ không quan tâm đến cái hũ, anh/chị có thể mở cái hộp và cho trẻ một miếng nhỏ, sau đó lặp lại.

Ghi nhận nếu trẻ yêu cầu (Có/Không) ở bảng bên dưới. Nếu Không, anh/chị có thể làm thêm tối đa 2 lần nữa.

 

Bong Bóng Bay (Mục Hướng sự chú ý)

Giơ một quả bóng chưa thổi lên và nói với trẻ: “Nhìn này, tên trẻ, nhìn coi cô/chú có cái gì nè!” để lấy sự chú ý của trẻ.

Thổi bóng và giữ bóng cao quá đầu của anh/chị.

Lấy sự tập trung của bé và nói: “1, 2, 3…” rồi thả bong bóng cho bay

**Đừng nói/tạo tiếng gì hoặc làm khuôn mặt ngạc nhiên. **

Ghi nhận nếu trẻ muốn anh/chị chú ý bong bóng (Có/Không) ở bảng bên dưới. Nếu Không, anh/chị có thể làm thêm tối đa 2 lần nữa.

 

Con Rối (Mục Hướng sự chú ý)

**Chỉ thực hiện đánh giá 1 lần thử cho mục này.**

Giấu bàn tay khỏi tầm nhìn của trẻ (nghĩa là, để dưới bàn hoặc sau lưng), và đặt con rối vào tay thuận của anh/chị.

Nói với trẻ: “Cô/chú cần phải viết cái này” để lấy sự chú ý của trẻ khi anh/chị bắt đầu viết bằng con rối trong tay. ** Giữ mặt không cảm xúc và tránh nhìn trẻ khi bạn viết.**

Nếu trẻ không phản ứng, anh/chị giả bộ ngáp và lấy rối che miệng, sau đó lấy rối gãi đầu. Nếu trẻ vẫn không phản ứng, im lặng đặt con rối trên bàn, trong tầm với của trẻ.

 

Túi Đồ Chơi (Mục Hướng sự chú ý)

Giơ túi đồ chơi lên và lắc túi để trẻ chú ý và nói: “Nhìn này, tên trẻ,  xemcô/chú có cái gì này!”

Để túi đồ chơi trước mặt trẻ, giữ túi mở, và nói: “Nhìn đồ chơi của cô/chú này!”

Nếu trẻ không lấy món nào từ túi, lấy 1 món và kéo 1 phần ra khỏi túi để trẻ nhìn thấy. Nếu trẻ vẫn không phản ứng, kéo món đồ chơi hoàn toàn ra khỏi túi và đặt trước mặt trẻ.

Ghi nhận nếu trẻ muốn anh/chị chú ý món đồ chơi (Có/Không) ở bảng bên dưới. Nếu không, anh/chị có thể làm thêm tối đa 2 lần nữa. **Anh/chị có thể cần bỏ lại một vài hoặc toàn bộ đồ chơi vào túi để bắt đầu lần thử mới.**

 

Thiết bị tạo tiếng ồn(Mục Hướng sự chú ý)

**Chỉ thực hiện đánh giá 1 lần thử cho mục này.**

Thực hiện đánh giá mục này khi trẻ đang chơi với đồ chơi và không nhìn anh/chị.

Giữ cái còi ngoài tầm nhìn của trẻ và mở nó kêu trong 10 giây. Giữ mặt không cảm xúc và tránh nhìn trực tiếp trẻ khi đang tạo tiếng ồn.

Nếu trẻ không phản ứng, anh/chị có thể làm lại 2 đến 3 lần kéo dài 5 giây

(hoặc cho đến khi trẻ chú ý tới tiếng ồn.)

Ghi nhận nếu trẻ muốn anh/chị chú ý tới âm thanh (Có/Không) ở bảng bên dưới. Nếu không, chuyển qua thực hiện mục kế tiếp.

 

Lắc Lục Lạc (Mục Bắt chước)

Giơ lục lạc lên và làm cho trẻ chú ý bắng cách nói: “Nhìn coi cô/chú có cái gì này!”

Lắc lục lạc qua lại trong khoảng 10 giây và nói:“Bop-bop-bop” theo nhịp bạn đang lắc. 

Đưa trẻ lục lạc và nói: “Con làm đi!” hoặc “Tới lượt con!”

Nếu trẻ không ĐẠT, anh/chị có thể làm thêm tối đa 2 lần nữa. 

**Bắt chước bằng lời không cần thiết để xét ĐẠT.**

 

Đẩy Xe Hơi Đồ Chơi (Mục Bắt chước)

Giơ xe hơi/ô tô đồ chơi lên và làm trẻ chú ý bằng cách nói: “Xem cô/chú có cái gì này!”

Bắt đầu từ phía bên trái của trẻ, đẩy xe tới lui dọc theo cái bàn trong khoảng 10 giây, và nói “Whee-whee-whee” khi anh/chị đẩy xe.

- Đưa trẻ cái xe và nói: “Con làm đi!” hoặc “Tới lượt con!”

Nếu trẻ không ĐẠT, anh/chị có thể làm thêm tối đa 2 lần nữa.

**Bắt chước bằng lời không cần thiết để xét ĐẠT.**

 

Dùng Tay Chơi Trống (Đồ Vật Mô Phỏng)

Nói với trẻ: “Xem cô/chú làm gì này!” để lấy sự chú ý của trẻ.

Dùng tay đập như đánh trống từ từ trên bàn, thay đổi tay trái và tay phải. Tiếp tục trong khoảng 10 giây, cùng lúc nói: “Bum-bum-bum” theo nhịp mỗi khi tay đánh lên bàn.

Chỉ về phía trẻ và nói: “Con làm đi!” hoặc “Tới lượt con!”

Nếu trẻ không ĐẠT, anh/chị có thể làm thêm tối đa 2 lần nữa.

**Bắt chước bằng lời không cần thiết để xét ĐẠT.** 

 

Cho Chó Đồ Chơi Nhảy Cóc (Mục Bắt chước)

Giơ chó đồ chơi lên và làm trẻ chú ý bằng cách nói: “Xem cô/chú có cái gì này!”

Bắt đầu từ phía bên trái của trẻ, di chuyển chó đồ chơi kiểu nhảy cóc dọc mặt bàn trong khoảng 10 giây, cùng lúc nói “Beep-beep-beep” theo nhịp khi cho chó nhảy.

Đưa trẻ con chó và nói: “Con làm đi!” hoặc “Tới lượt con!”

Nếu trẻ không ĐẠT, anh/chị có thể làm thêm tối đa 2 lần nữa.

**Bắt chước bằng lời không cần thiết để xét ĐẠT.**

 

 Câu Hỏi Sau Sàng Lọc

1.Khi tiến hành đánh giá STAT, có cha hoặc mẹ của trẻ ở trong phòng không?

□ Có        □ Không

2.Xin xác định nếu có những trường hợp sau đây vì sẽ ảnh hưởng tới kết quả của trẻ theo sang lọc STAT:

 3. Xin miêu tả các cách chơi, bắt chước, và hành vi giao tiếp mà trẻ đã dùng trong các tình huống nằm ngoài đánh giá sàng lọc STAT:

Chơi: ……………………

Bắt chước: ………………

Yêu cầu.: ……………….

Hướng sự chú ý: ……….

 

  

 

 

 

Phụ lục 8. THANG ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM VẬN ĐỘNG

 

Hướng dẫn tiến hành thử nghiệm

1.Làm  cho trẻ cười bằng cách mỉm cười, nói chuyện hay vẫy tay chào. Không chạm vào người trẻ.

2.Trẻ phải nhìn chằm chằm vào tay trong vòng vài giây.

3.Cha mẹ có thể hướng dẫn chải răng và cho kem đánh răng lên bàn chải.

4.Trẻ  không  phải buộc dây giày hoặc cài nút hay kéo khóa ở phía sau lưng.

5.Hai tay cầm sợi chỉ và di chuyển sợi chỉ chậm từ bên này sang bên kia, cách mặt của trẻ khoảng 20 cm

6.Đạt, Nếu trẻ nắm lấy cái xúc xắc khi nó chạm vào mu bàn tay hoặc đầu ngón tay của trẻ.

7.Đạt, nếu trẻ cố gắng nhìn theo đường đi của cuộn len. Cuộn len nên được thả xuống nhanh chóng  từ tay của người  kiểm tra mà không chuyển động cánh tay.

8.Trẻ phải chuyển được vật khối từ  tay này sang tay kia mà không cần sự giúp đỡ của, miệng, cơ thể hoặc bàn.

9.Đạt, nếu trẻ nhăt lấy nho khô hoặc hạt bằng  bất kỳ phần nào của ngón cái và các ngón khác.

10.Đường thẳng trẻ kẻ chỉ sai khác so với đường thẳng người kiểm tra kẻ 1 góc ≤ 300

11.Đầu tiên giơ và cử động ngón tay cái của mình cho trẻ xem. Đạt,  nếu trẻ  bắt chước mà không cử động các ngón tay khác.

Khi đưa ra những hình 12, 14, 15 không được nói tên của hình, đồng thời cũng không hướng dẫn cách vẽ hình 12, 14.

16.Khi tính điểm, mỗi cặp (2 tay, 2 chân, vv) được tính như là một bộ phận

17.Đặt 1 vật khối vào cốc, lắc nhẹ nhàng gần tai trẻ (nhưng không cho trẻ nhìn thấy). Làm tương tự với tai bên kia

18.Chỉ vào hình và cho trẻ đọc tên. Nếu trẻ gọi tên đúng ít hơn 4 hình thì để cho trẻ chỉ vào hình mà người kiểm tra gọi tên.

  

19.Sử dụng 1 con búp bê, bảo trẻ chỉ cái mũi, mắt, tai, miệng, tay, chân, bụng, tóc. Đạt, nếu trẻ chỉ được 6/8 bộ phận

20.Sử dụng hình ảnh trên, đặt câu hỏi cho trẻ: con nào có thể bay? kêu meo meo ? có thể nói? có thể sủa ? có thể phi? Đạt, nếu trẻ chỉ được 2/5, 4/5 hình

21.Hãy hỏi trẻ: cháu sẽ làm gì khi đang lạnh?...mệt?...đói…? Đạt, nếu trẻ trả lời được 2/3, 3/3/

22.Hãy hỏi trẻ: Cái cốc dùng để làm gì? Cái ghế dùng để làm gì? Cái bút chì dung để làm gì?

Trẻ phải trả lời được thành câu hoàn chỉnh.

23.Đạt, nếu trẻ nói đúng vị trí và cho biết có bao hình trên giấy. (1,5).

24.Nói với trẻ: Đặt 1 vật trên bàn; dưới bàn, trước mặt tôi, phía sau tôi. Đạt nếu trẻ làm được 4/ 4.

(Không giúp trẻ bằng cách chỉ, cử động đầu hoặc mắt.)

25.Hãy hỏi trẻ: một quả bóng là gì? ... cái hồ? ... cái bàn? ...cái  nhà? ...quả  chuối ?...cái rèm ?... hàng rào? ... trần nhà?  Đạt, nếu trẻ xác định được những thứ đó dùng để làm gì, hình dạng thế nào, hoặc thể loại nói chung (như chuối là trái cây, không chỉ là màu vàng). Đạt, nếu trẻ trả lời được 5 / 8, 7 / 8.

26.Hãy hỏi trẻ: Nếu con ngựa lớn, thì con chuột  như thế nào ? Nếu lửa nóng, thì  nước đá  như thế nào ? Nếu mặt trời chiếu sáng vào ban ngày, thì mặt trăng tỏa sáng khi nào? Đạt, nếu trẻ trả lời được 2 / 3.

27.Trẻ có thể vịn vào tường, tay vịn cầu thang, nhưng không được vịn vào người đi cùng. Trẻ không được bò.

28.Trẻ phải ném quả bóng cao quá 3 feet = 91.44( cm) trong tầm với của người kiểm tra.

29.Trẻ phải thực hiện đứng nhảy xa hơn chiều rộng của bảng kiểm tra (8 1/2 inch).

30.Nói trẻ đi về phía trước theo kiểu  gót chân trước liền với ngón chân sau.  Người kiểm tra có thể làm mẫu.Trẻ phải đi 4 bước liên tiếp.

31.Một nửa số trẻ em bình thường 2 tuổi là không hợp tác

 

Phụ lục 9. THANG CHO ĐIỂM RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TRẺ EM ( CARS)

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Albores-Gallo, L., et al. (2012), "M-CHAT Mexican Version Validity and Reliability and Some Cultural Considerations", ISRN Neurol. 2012, p. 408694.

American College of Obstetricians and Gynecologists (2013), "ACOG committee opinion no. 559: Cesarean delivery on maternal request", Obstet Gynecol. 121(4), pp. 904-907.

American Psychiatric Association (1994), Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth Edition ed, Washington D.C. 31. American Psychiatric Association (2013), Diagnostic and statistical manual of mental disorders, 5th ed, Author, Washington, DC.

Centers for Disease Control and Prevention (2018), Autism Spectrum Disorder (ASD) - Data & Statistics, CDC, accessed 01/06/2018, from https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/data.html. 75. Centers for Disease Control and Prevention (2019), Autism Spectrum Disorder (ASD) - Data & Statistics, CDC, accessed 01/06/2018, from https://www.cdc.gov/ncbddd/autism/data.html.

Dumont-Mathieu, T. and Fein, D. (2005), "Screening for autism in young children: The Modified Checklist for Autism in Toddlers (M-CHAT) and other measures", Ment Retard Dev Disabil Res Rev. 11(3), pp. 253-262.

Hollander, E., ed. (2003), Autism Spectrum Disorders, Marcel Dekker, Inc., New York, USA

Inada, N., et al. (2011), "Reliability and validity of the Japanese version of the Modified Checklist for autism in toddlers (M-CHAT)", Research in Autism Spectrum Disorders. 5(1), pp. 330-336. 158. International Diabetes Federation (2017), IDF Diabetes Atlas, 8th ed, International Diabetes Federation, Brussels, Belgium. 159. Janvier, Y. M., et al. (2016), "Screening for autism spectrum disorder in underserved communities: Early childcare providers as reporters", Autism. 20(3), pp. 364-73. 160. Jin, J. (2016), "Screening for autism spectrum disorder", JAMA. 315(7), pp. 718-718. 161

Johnson, C. P. and Myers, S. M. (2007), "Identification and evaluation of children with autism spectrum disorders", Pediatrics. 120(5), pp. 1183-1215

Kleinman, J. M., et al. (2008), "The modified checklist for autism in toddlers: a follow-up study investigating the early detection of autism spectrum disorders", J Autism Dev Disord. 38(5), pp. 827-839.

Kulage, K. M., Smaldone, A. M., and Cohn, E. G. (2014), "How will DSM-5 affect autism diagnosis? A systematic literature review and meta-analysis", J Autism Dev Disord. 44(8), pp. 1918-32.

Norris, M. and Lecavalier, L. (2010), "Screening accuracy of Level 2 autism spectrum disorder rating scales. A review of selected instruments", Autism. 14(4), pp. 263-84.

National Institute of Mental Health (2007), Autism Spectrum Disorders - Pervasive Developmental Disorders, National Institute of Mental Health. U.S. Department of Health and Human Services

Pereira, A., Riesgo, R. S., and Wagner, M. B. (2008), "Childhood autism: translation and validation of the Childhood Autism Rating Scale for use in Brazil", J Pediatr (Rio J). 84(6), pp. 487-494.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top