✴️ Hướng dẫn - chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết dengue (P2)

Điều chỉnh điện giải:

Hạ natri máu:

Natri máu < 120 mmol/L kèm rối loạn tri giác: bù NaCl 3% 6-10 ml/kg truyền tĩnh mạch trong 1 giờ.

Natri máu từ 120-125 mmol/L không hoặc kèm rối loạn tri giác: bù NaCl 3%/6-10ml/kg truyền tĩnh mạch trong 2-3 giờ.

Hạ kali máu: bù đường tĩnh mạch qua dịch pha hoặc đường uống.

Điều chỉnh rối loạn thăng bằng toan kiềm: Toan chuyển hóa: bù bicarbonate 1-2mEq/kg tiêm mạch chậm (TMC).

Điều chỉnh rối loạn đông máu/xuất huyết tiêu hóa (XHTH):

Huyết tương tươi đông lạnh 10-5 ml/kg: XHTH + rối loạn đông máu.

Kết tủa lạnh 1 đv/6kg: XHTH + fibrinogen < 1g/L.

Tiểu cầu đậm đặc: XHTH + số lượng tiểu cầu < 50000/mm3.

Vitamin K1: 1mg/kg/ngày (tối đa 10mg) TMC x 3 ngày.

Điều trị/phòng ngừa XHTH: Ranitidine 2mg/kg x 3 lần/ngày hoặc omeprazole 1 mg/kg x 1-2 lần/ngày.

Rối loạn tri giác/co giật:

Chống phù não: mannitol 20% 2,5ml/kg/30 phút x 3-4 lần/ngày.

Chống co giật: diazepam 0,2-0,3 mg/kg TMC hoặc midazolam 0,1 - 0,2m

 

PHỤ LỤC -CÁC GIAI ĐOẠN LÂM SÀNG CỦA SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

https://suckhoe.us/photos/174/y%20h%E1%BB%8Dc%20d%E1%BB%B1%20ph%C3%B2ng/s%E1%BB%91t%20xu%E1%BA%A5t%20huy%E1%BA%BFt/image002.gif

PHỤ LỤC 2-CÁC MỨC ĐỘ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

 

https://suckhoe.us/photos/174/y%20h%E1%BB%8Dc%20d%E1%BB%B1%20ph%C3%B2ng/s%E1%BB%91t%20xu%E1%BA%A5t%20huy%E1%BA%BFt/image004.gif

 

SƠ ĐỒ PHÂN NHÓM ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE

https://suckhoe.us/photos/174/y%20h%E1%BB%8Dc%20d%E1%BB%B1%20ph%C3%B2ng/s%E1%BB%91t%20xu%E1%BA%A5t%20huy%E1%BA%BFt/image006.gif

 

SƠ ĐỒ TRUYỀN DỊCH TRONG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CÓ DẤU HIỆU CẢNH BÁO
https://suckhoe.us/photos/174/y%20h%E1%BB%8Dc%20d%E1%BB%B1%20ph%C3%B2ng/s%E1%BB%91t%20xu%E1%BA%A5t%20huy%E1%BA%BFt/image008.gif

Chú thích:

Hct: Hematocrit

TM: Tĩnh mạch

HA: Huyết áp

CPT: Cao phân tử

 

SƠ ĐỒ TRUYỀN DỊCH TRONG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM

https://suckhoe.us/photos/174/y%20h%E1%BB%8Dc%20d%E1%BB%B1%20ph%C3%B2ng/s%E1%BB%91t%20xu%E1%BA%A5t%20huy%E1%BA%BFt/image009.png

Chú thích:

CPT: Cao phân tử           

CVP: Áp lực tĩnh mạch trung tâm

RL: Ringer lactat

 

SƠ ĐỒ TRUYỀN DỊCH TRONG SỐC XUẤT HUYẾT DENGUE NẶNG Ở TRẺ EM
https://suckhoe.us/photos/174/y%20h%E1%BB%8Dc%20d%E1%BB%B1%20ph%C3%B2ng/s%E1%BB%91t%20xu%E1%BA%A5t%20huy%E1%BA%BFt/image012.gif

Chú thích:

CPT: Cao phân tử

HA: Huyết áp

RL: Ringer lactat

 

SƠ ĐỒ CHỐNG SỐC SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NGƯỜI LỚN

https://suckhoe.us/photos/174/y%20h%E1%BB%8Dc%20d%E1%BB%B1%20ph%C3%B2ng/s%E1%BB%91t%20xu%E1%BA%A5t%20huy%E1%BA%BFt/image014.gif

Chú thích:

RL: Dung dịch Lactate Ringer

HA: Huyết áp; M: Mạch

Hct: Hematocrit

CPT: Cao phân tử

Hai lần dùng CPT điều trị tái sốc có thể liền nhau hoặc cách nhau bởi các giai đoạn truyền LR (1), (2), (3).

(*) Tương đương độ III, IV theo hướng dẫn sốt xuất huyết dengue năm 2009

(**) Truyền máu khi M tăng, HA kẹt hoặc thấp, chi mát, mặc dù Hct ≥ 35%, xuất huyết hoặc chưa xuất huyết trên lâm sàng.

 

PHÁT HIỆN VÀ XỬ TRÍ ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TUYẾN CƠ SỞ KHI CÓ DỊCH

Cần phải nghi ngờ dịch sốt xuất huyết Dengue trong cộng đồng khi thấy nhiều người bị sốt cao đột ngột chưa rõ nguyên nhân, sốt kéo dài từ 2-7 ngày, đồng thời kèm theo các biểu hiện xuất huyết như chảy máu cam, chảy máu lợi, xuất huyết dưới da, đái máu, nôn máu, rong kinh hoặc có vết bầm tím quanh nơi tiêm chính.

Càng nghi ngờ khi thấy những trường hợp sốt mà không đáp ứng điều trị đặc hiệu với các bệnh như viêm họng, viêm phổi, sốt rét hoặc có người bệnh tử vong trong vòng một tuần sau khi sốt kèm theo xuất huyết chưa rõ nguyên nhân.

TẠI CÁC TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG

Khi người bệnh đến khám

Có các triệu chứng như sốt cao đột ngột, đau người, chán ăn, mệt mỏi, dấu hiệu dây thắt dương tính.

Nếu người bệnh tỉnh táo, gan không to, mạch, huyết áp bình thường, tiểu nhiều, chân tay ấm thì điều trị ngoại trú, cho uống nước đun sôi để nguội hoặc uống nước trái cây (cam, chanh, dừa), nếu sốt ≥ 390C thì lau mát, uống paracetamol.

Người bệnh được khám lại mỗi ngày cho đến khi hết sốt 2 ngày. Nếu không có điều kiện xét nghiệm Hematocrit và tiểu cầu thì nên chuyển tuyến. Không truyền dịch khi chưa có chỉ định.

Khi người bệnh có các triệu chứng như lừ đừ, vật vã, chân tay lạnh, da ẩm, tiểu ít, nôn nhiều, huyết áp kẹt hoặc huyết áp tụt, gan to, xuất huyết.

Nếu trạm y tế xã không có y, bác sỹ và không có điều kiện để truyền tĩnh mạch thì tích cực bù nước bằng đường uống và chuyển gấp đến bệnh viện gần nhất để điều trị.

Nếu trạm y tế xã có y, bác sĩ và có điều kiện để truyền tĩnh mạch thì truyền ngay dung dịch mặn đẳng trương hoặc Ringer lactat với tốc độ 15-20 ml/kg cân nặng/giờ, rồi chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất để điều trị trong điều kiện an toàn (tiếp tục bù dịch trong lúc chuyển người bệnh, có nhân viên y tế hỗ trợ).

Nếu người bệnh đến khám mà không đo được huyết áp (HA=0), mạch nhanh, nhỏ khó bắt, phải bơm trực tiếp vào tĩnh mạch dung dịch mặn đẳng trương hoặc Ringer lactat cho đến khi đo được huyết áp, mạch bắt được rõ rồi chuyển gấp đến bệnh viện để điều trị.

Nhiệm vụ của các cán bộ y tế xã, phường cần phải:

Phổ biến cho nhân dân về các triệu chứng nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue như sốt cao đột ngột; mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, có biểu hiện xuất huyết ở da, niêm mạc, gia đình nên đưa người bệnh đến khám tại trạm y tế để theo dõi điều trị.

Phổ biến cho nhân dân biết cách chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết Dengue để điều trị ngoại trú tại gia đình như cho trẻ ăn bình thường, cho uống nhiều nước trái cây, biết cách pha oresol để uống (1 gói pha với 1 lít nước đun sôi để nguội), khi sốt cao ≥ 390C biết cách lau mát hoặc cho uống paracetamol do y tế xã cho đơn.

Cấm dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Hướng dẫn cho gia đình người bệnh biết các triệu chứng nặng của sốt xuất huyết Dengue và cần đưa ngay người bệnh đến khám tại trạm y tế xã như đang sốt mà nhiệt độ đột ngột hạ xuống, chân tay lạnh, bứt rứt, vật vã hoặc li bì, da ẩm, vã nhiều mồ hôi, nôn ói nhiều, đau bụng nhiều, tiểu ít và có các biểu hiện xuất huyết nặng.

Thực hiện Quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế.

TẠI BỆNH VIỆN QUẬN, HUYỆN VÀ TỈNH

Tổ chức phòng điều trị riêng cho người bệnh sốt xuất huyết Dengue và phòng điều trị cho người bệnh có sốc.

Chuẩn bị đầy đủ các dịch truyền cần thiết như:

Ringer lactat

NaCl 0,9%.

Dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch.

Máu tươi và các chế phẩm máu.

Và các dụng cụ như máy đo huyết áp trẻ em, người lớn, các thiết bị để đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP).

Có phòng để làm các xét nghiệm cần thiết tối thiểu như

Máy đo hematocrit.

Kính hiển vi và dụng cụ để đếm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.

Phòng sinh hóa của bệnh viện phải chuẩn bị cơ chất để làm điện giải đồ.

Vấn đề chọn lọc người bệnh để điều trị

Tại phòng khám của bệnh viện

Theo dõi điều trị ngoại trú hoặc cho nhập viện người bệnh sốt xuất huyết Dengue nếu người bệnh ở xa bệnh viện.

Theo dõi hàng ngày huyết áp, mạch, nhiệt độ, nước tiểu, tình trạng xuất huyết, hematocrit và tiểu cầu.

Cho nhập viện ngay và tiến hành điều trị khẩn trương khi người bệnh đến khám có hội chứng sốc Dengue.

Tại phòng điều trị

Nếu người bệnh sốt xuất huyết Dengue cảnh báo và không uống được thì truyền dịch theo sơ đồ hướng dẫn.

Nếu người bệnh có sốc sốt xuất huyết Dengue thì tiến hành điều trị khẩn trương theo hướng dẫn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top
Close menu