NGUYÊN LÝ
Có nhiều tuyến nước bọt đổ vào khoang miệng nhưng to nhất là 3 đôi tuyến: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Tuyến to lên hay nhỏ đi có thể làm giảm lượng nước bọt. To tuyến nước bọt một bên hay gặp trong các bệnh viêm, nang và ung thư tuyến nước bọt. To tuyến nước bọt hai bên hay gặp trong rối loạn phát triển hệ liên võng nội mạc trong bệnh bạch huyết hoặc trong rối loạn toàn cơ thể (bệnh hệ thống, suy dinh dưỡng, xơ gan, rối loạn hormon). Ghi hình tuyến nước bọt thường sử dụng hai đồng vị phóng xạ99mTc technetate và 67Ga citrate.
Ghi hình tuyến nước bọt với 99mTc pertechnetat
Tổ chức tuyến nước bọt có khả năng hấp thụ 99mTc và giữ lại ở tuyến trong một thời gian đủ dài để có thể ghi lại hình ảnh tuyến sau khi đưa vào cơ thể một lượng 99mTc. Qua hình ảnh về phân bố thuốc phóng xạ tại tuyến có thể đánh giá đuợc hình ảnh cấu trúc cũng như chức năng tuyến nước bọt.
CHỈ ĐỊNH
Nang, áp xe, khối u tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt, sỏi ống tuyến nước bọt
Đánh giá tắc nghẽn ống tuyến nước bọt
Hội chức Sjogren
Đánh giá chức năng tuyến nước bọt trước , trong và sau xạ trị vùng đầu cổ.
Đánh giá tái phát sau mổ tuyến nước bọt.
Phân biệt u tuyến nước bọt với các khối u ác tính và lành tính khác.
Đánh giá chức năng của khối trong tuyến mang tai hoặc tổ chức
Đánh giá kích thước và vị trí giải phẫu của tuyến nước bọt.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phụ nữ có thai và đang cho con bú.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân
Điều dưỡng Y học hạt nhân
Cán bộ hóa dược phóng xạ
Kỹ thuật viên Y học hạt nhân
Cán bộ an toàn bức xạ
Phương tiện, thuốc phóng xạ
Máy ghi đo: máy SPECT hoặc SPECT/CT với bao định hướng song song, mức năng lượng thấp, độ phân giải cao (LEHR).
Thuốc phóng xạ:99mTc pertechnetat, liều dùng 2 - 5 mCi (74 - 185 MBq), tiêm tĩnh mạch.
Dụng cụ, vật tư tiêu hao
Bơm tiêm 1ml, 3ml, 5ml, 10ml.
Kim lấy thuốc, kim tiêm.
Bông, cồn, băng dính.
Găng tay, khẩu trang, mũ, áo choàng y tế.
Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.
Chuẩn bị người bệnh
Xác nhận người bệnh
Xác nhận chỉ định của bác sỹ
Giải thích quy trình cho người bệnh Hướng dẫn người bệnh không sử dụng các tác nhân kìm hãm tuyến giáp (như Iod) trong 48 giờ trước khi xạ hình.
Cung cấp cho người bệnh kẹo d o để nhai, chanh kích thích tuyến nước bọt.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Tách chiết 99mTc
Chiết 99mTc từ bình chiết Mo-Tc được dung dịch 99mTc-pertechnetat.
Hút liều 99mTc-pertechnetat cho mỗi người bệnh.
Tiêm tĩnh mạch người bệnh liều dung dịch 99mTc-pertechnetat đã chuẩn bị .
Ghi hình
Tiến hành 15 - 30 phút sau khi tiêm. Người bệnh nằm ngửa, cố định đầu, trường nhìn của máy từ lỗ tai xuống dưới hàm, theo tư thế thẳng trước, chếch trước trái và chếch trước phải 450
Bao định hướng: LEHR
Chế độ máy: mỗi tư thế 5 phút hoặc 1.000 kcounts.
Tư thế người bệnh: người bệnh nằm ngửa, gối để trên vai, ưỡn cổ.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
Hình ảnh bình thường
Hoạt độ phóng xạ tập trung đồng đều trong tuyến nước bọt và được bài tiết bình thường vào khoang miệng. Không thấy vùng tăng hoặc giảm tập trung bất thường.
Hấp thu phóng xạ cân đối tại tuyến mang tai và tuyến dưới hàm hai bên.
Hấp thu phóng xạ tại tuyến dưới lưỡi, tuyến giáp, khoang mũi.
Suy giảm hoạt độ phóng xạ đáng kể sau khi nghiệm pháp sử dụng chanh được thực hiện.
Hình ảnh bệnh lý
Không thấy hình ảnh tập trung hoặc giảm hoạt độ phóng xạ trong tuyến nước bọt. Vùng không tập trung hoạt độ, vùng “lạnh” có thể do nang, apxe, khối u. Không thấy thuốc phóng xạ bài tiết bình thường từ tuyến nước bọt xuống khoang miệng có thể do sỏi trong ống tuyến, viêm tuyến nước bọt, hoặc do khối u chèn ép ống tuyến. Giảm tập trung hoạt độ trên toàn bộ tuyến có thể do hội chứng Sjogren (to tuyến nhưng thiếu nước bọt, khô miệng). Vùng tăng hấp thu hoạt độ phóng xạ,“vùng nóng” có thể u Wharthin (u lành tính của tuyến mang tai), viêm tuyến nước bọt cấp. Viêm tuyến nước bọt mạn tính thường có hình ảnh giảm tập trung hoạt độ phóng xạ...
Tăng hoạt độ phóng xạ không cân đối tại 1 hoặc 2 bên của vùng đầu cổ, khác với sự hấp thu đồng đều ở tuyến nước bọt hai bên.
Vẫn tồn tại khu vực bắt hoạt độ phóng xạ sau khi thực hiện nghiệm pháp dùng chanh.
Tổn thương choán chỗ, hoặc ổ khuyết: đường kính 1,5-2cm, suy giảm chuyển hóa trong hội chứng Sjogren.
U hỗn hợp tuyến mang tai: suy giảm hoạt độ phóng xạ tại vùng tổn thương. Vùng tổn thương có thể có tỉ số xung phóng xạ mức bình thường hoặc cao.
U bạch huyết thâm nhiễm: vùng tổn thương giảm tập trung, tỉ số xung phóng xạ có thể bình thường; khi bị thâm nhiễm xung phóng xạ có thể giảm.
Tổn thương di căn: những vùng choán chỗ hay vùng nham nhở không tăng hoạt độ phóng xạ.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Kỹ thuật an toàn, hầu như không có tai biến gì .
Người bệnh dị ứng với thuốc phóng xạ: rất hiếm gặp. Xử trí: dùng thuốc chống dị ứng, tuỳ mức độ.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh