✴️ Đau nhức và ù ở tai do bệnh gì?

Nội dung

1. Những bệnh nào thường gây đau nhức và ù tai?

Theo bác sĩ, một số bệnh lý gây nên hiện tượng đau nhức và ù tai phải kể đến như:

– Viêm tai

– Xoang mạn tính

– Bệnh lý tim mạch: các bệnh như huyết áp cao hoặc hẹp động mạch có thể làm tăng nguy cơ mắc ù tai do tác động xấu đến lưu lượng máu.

Viêm xoang mạn tính

Viêm xoang mạn tính biểu hiện với triệu chứng tai bị ù và đau nhức

 

2. Nguyên nhân gây ù tai ngoài bệnh lý

– Tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Tiếp xúc kéo dài với tiếng ồn lớn có thể làm hỏng các tế bào lông nhỏ trong tai có chức năng truyền âm thanh đến não Những người làm việc trong môi trường ồn ào – như công nhân nhà máy và xây dựng, nhạc sĩ và binh lính có nguy cơ cao hơn những người làm các công việc khác.

– Tuổi tác: Khi già đi, số lượng sợi thần kinh hoạt động trong tai sẽ giảm, có thể gây ra các vấn đề về thính giác thường liên quan đến chứng ù tai.

– Đàn ông có nhiều khả năng bị ù tai cao hơn phụ nữ.

– Hút thuốc lá. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng ù tai cao hơn so với người không hút.

 

3. Các bệnh lý cũng gây ù tai nhưng ít phổ biến

– Bệnh Meniere – chứng rối loạn tai trong có thể do bất thường ở áp lực dịch tai trong.

– Hội chứng rối loạn thái dương hàm cũng có thể gây ù tai.

– Chấn thương đầu hoặc chấn thương cổ. Chấn thương đầu hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến tai giữa, tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc chức năng não liên quan đến thính giác. Chấn thương như vậy thường chỉ gây ù tai ở một bên tai.

– U dây thần kinh thính giác: Khối u lành tính này phát triển trên dây thần kinh sọ chạy từ não đến tai trong và kiểm soát sự cân bằng và thính giác. Còn được gọi là u thần kinh tiền đình, tình trạng này thường gây ra triệu chứng ù tai chỉ ở một tai.

– Co thắt cơ ở tai trong. Cơ ở tai trong có thể căng lên dẫn đến ù tai, giảm thính lực và cảm giác đầy trong tai. Điều này đôi khi xảy ra không có lý do, nhưng cũng có thể được gây ra bởi các bệnh thần kinh, bao gồm cả bệnh đa xơ cứng.

– Xơ vữa động mạch. Với tuổi tác và sự tích tụ cholesterol và các chất lắng đọng khác, các mạch máu lớn ở gần tai giữa và bên trong mất đi một phần tính đàn hồi. Điều đó khiến lưu lượng máu trở nên mạnh hơn khiến tai dễ dàng phát hiện nhịp đập hơn. Người bệnh thường có thể nghe thấy loại ù tai này ở cả hai tai.

– Khối u đầu và cổ. Khối u đè lên các mạch máu trong đầu hoặc cổ (u mạch máu) có thể gây ù tai và các triệu chứng khác.

– Huyết áp cao. Tăng huyết áp và các yếu tố làm tăng huyết áp, chẳng hạn như căng thẳng, rượu và caffeine, có thể làm cho chứng ù tai nặng hơn.

– Dị tật của mao mạch. Một tình trạng gọi là dị dạng động tĩnh mạch, là sự kết nối bất thường giữa động mạch và tĩnh mạch, có thể dẫn đến ù tai. Loại ù tai này thường chỉ xảy ra ở một bên tai.

– Một số loại thuốc có thể gây ra hoặc làm nặng thêm chứng ù tai. Thông thường, liều của các loại thuốc này càng cao thì chứng ù tai càng nặng. Thường thì tiếng ồn không mong muốn sẽ biến mất khi người bệnh ngừng sử dụng các loại thuốc này. Các loại thuốc được biết là gây ra hoặc làm nặng thêm chứng ù tai bao gồm: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư.

đau nhức và ù ở tai

Trong một số trường hợp, người bị huyết áp cao sẽ có biểu hiện ù và đau nhức ở tai

 

4. Khi nào đau nhức và ù ở tai cần đi khám?

– Khi thấy các dấu hiệu đau nhức, nghe kém đi, suy giảm chức năng nghe, bạn cần đi khám bác sĩ tai mũi họng để xác định nguyên nhân dẫn tới vấn đề này và có hướng điều trị kịp thời. Cần đi khám ngay, khi:

– Nghe không rõ, cần người khác nhắc lại to hơn hoặc cần mở tivi với âm thanh lớn hơn

– Một bên tai nghe không rõ bằng bên đối diện

– Tai ù, nghe thấy tiếng u u, i i trong tai. Tai có cảm giác đầy, đút nút, có nước.

– Ngoài triệu chứng ở tai, nếu có kèm theo triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng cần đặc biệt lưu ý khám ngay

– Đau nhức, ù tai xảy ra đột ngột

– Hoặc xảy ra rất đột ngột, người bệnh đang nghe bình thường đột nhiên thấy nghe kém (điếc đột ngột là một ví dụ).

Hiện nay có khá nhiều hệ thống trang thiết bị hiện đại có thể giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tai ở người lớn và trẻ em, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, chẳng hạn như: đo thính lực, đo nhĩ lượng, đo chức năng vòi tai, đo âm ốc tai,… hoặc nội soi tai mũi họng giúp phát hiện các bệnh lý ở các vùng này.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top