1. Nguyên nhân nổi mề đay là gì?
Có vô số tác nhân được xác định là có thể gây nên bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, cụ thể như:
– Yếu tố di truyền: 40% nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng nổi mề đay là do cơ địa dễ dị ứng nổi mề đay.
– Yếu tố thời tiết, môi trường: Thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, dễ bị dị ứng gây nổi ngứa mẩn đỏ. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân làm làn da trở nên yếu và dễ gặp phải tình trạng dị ứng ngứa.
– Do thực phẩm: Thực phẩm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mề đay mẩn ngứa do hiện tượng cơ thể phản ứng với các thực phẩm dễ gây dị ứng như: các loại hải sản là sò, tôm, cua, ghẹ, thịt đỏ, sữa tươi, ô mai, bia rượu… Để nhận biết được nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa có phải do thực phẩm hay không, bạn nên chú ý hơn tới thời điểm sau khi ăn các loại thực phẩm kể trên.
– Do gan bị nhiễm độc: Gan bị nhiễm độc chất độc bị giữ lại trong cơ thể sẽ khiến cho tình trạng mắc bệnh mề đay mẩn ngứa, nổi mụn nhọt là rất cao.
Nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân gây nên
– Dị ứng với thuốc tây: Hầu hết các loại thuốc tây y điều trị bệnh đều có thể gây ra tác dụng phụ là dị ứng mẩn ngứa.
– Do nhiễm ký sinh trùng trong máu: Các loại ký sinh trùng trong máu sẽ gây nên hiện tượng ngứa toàn thân mà chúng ta rất khó phát hiện nguyên nhân. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm máu mới có thể phát hiện nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa là do nhiễm ký sinh trùng.
– Các yếu tố khác: Các tác nhân khác có thể gây nên hiện tượng dị ứng nữa đó là: do côn trùng cắn, tâm lý căng thẳng, bụi phấn hoa,…
2. Nguyên tắc điều trị nổi mề đay
– Tránh yếu tố kích thích
Xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh và tránh tiếp xúc lại với dị nguyên, đây là cách tốt nhất trong điều trị và phòng bệnh. Nếu khó phát hiện các dị nguyên thì nên lưu ý một số điều dưới đây:
Thận trọng với thức ăn lạ
Không lạm dụng thuốc
Hạn chế dùng mỹ phẩm
Tránh tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, lông thú…
– Tự chăm sóc tại nhà
Dừng tất cả các loại thuốc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.
Hạn chế gãi, chà xát trên da.
Có thể áp lạnh lên vùng da bị sẩn phù, nóng rất.
Thoa bột khoai tây trong 20 phút, đều đặn 2 lần một ngày cho đến khi các triệu chứng biến mất.
Bổ sung thức uống, dinh dưỡng giàu vitamin C, các chất dinh dưỡng dễ tiêu, chống táo bón.
3. Điều trị nổi mề đay
Khi có dấu hiệu nổi mề đay người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ không nên tự ý mua thuốc để điều trị. Việc chữa trị nổi mề đay có thể sử dụng một số loại thuốc như.
3.1. Dùng thuốc bôi ngoài da
Thuốc bôi ngoài da cũng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không nên dùng thuốc mỡ kháng histamin để trị nổi mề đay vì sẽ rất dễ gây nên viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, rất có thể sẽ gây nên một số tác dụng phụ nếu bôi trên một diện tích da quá lớn.
Thuốc trị mề đay cần được tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
3.2. Dùng thuốc kháng histamin
Với những bệnh nhân bị dị ứng nổi mề đay thì các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định dùng thuốc kháng Histamin đường uống là cách trị bệnh nổi mề đay hữu hiệu, phổ biến. Đây không những là loại thuốc trị mề đay, mẩn ngứa phát ban, dị ứng thuốc mà còn có tác dụng trị dị ứng mũi, nhất là viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch.
Thuốc corticoide (uống hay tiêm) sẽ được chỉ định dùng trong những trường hợp nổi mề đay cấp tính, có kèm theo phù thanh quản. Hay trong những trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép mà không thể sử dụng thuốc kháng histamin thông thường. Tuy nhiên thuốc không dùng để điều trị bệnh mề đay mạn tính tự phát.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh