Dầu gội, là cái tên chúng ta hay gội ngày nay, mới chỉ là một phát minh mới gần đây nhưng con người lại phụ thuộc vào chúng rất nhiều. Dầu gội tổng hợp đã được giới thiệu ở Mỹ từ những năm 1930. Trước đó người ta gội đầu bằng bánh xà phòng.
Bánh xà phòng truyền thống được làm từ mỡ động vật và dung dịch kiềm. Khi sử dụng với nước cứng chúng tạo những vụn bọt cứng khó rửa trôi trên tóc. Do đó tóc vẫn khô và cứng. Thật khó có thể kiểm soát được việc này, và do loại xà phòng truyền thống không thể bôi mượt được tóc, nên tạo rất nhiều cơ hội cho một loại chất làm sạch tóc mới và khắc phục được các nhược điểm. Đến những năm 1960, những sản phẩm dầu gội bắt đầu xuất hiện ở khắp mọi nhà.
Dầu gội là một sản phẩm chăm sóc tóc được thiết kế với mục đích làm sạch, loại bỏ nhờn, tẩy da chết, dầu, bụi bẩn và mồ hôi ở da đầu và tóc. Chúng cũng được thiết kế để làm tóc trông đẹp hơn.
Rất đơn giản để thiết kế công thức dầu gội làm sạch dầu và bụi bẩn ở da đầu và tóc. Tuy nhiên, sẽ khó khăn hơn khi thiết kế một công thức giúp tóc suôn mượt hơn.
Ngày nay với sự cải tiến công nghệ, đàu gội còn được thiết kế để có nhiều mục đích hơn:
Dầu gội công thức là sự hoạt động cân bằng giữa việc loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn trong khi cũng phải để lại một mái tóc suôn mượt.
Tất cả dầu gội đều chứa các chất hoạt động bề mặt gọi là surfactants. Chúng chịu trách nhiệm cho hoạt động làm sạch của sản phẩm. Khi được hòa vào trong nước, surfactants, giảm sức căng bề mặt giữa nước và dầu nhờn và/hoặc những hạt rắn đều bị rửa trôi.
Surfactant có chứa cả đầu ưa nước và đuôi kị nước thiết kế hoàn hảo để tiếp xúc giữa nước và bã nhờn, bụi bẩn, da bong tróc trên da đầu. Chất hoạt động bề mặt có thể ở dạng ion hóa, không ion hoặc hoặc có nguồn gốc thực vật. Tùy thuộc vào điện tích của đầu ưa nước, chất hoạt động bề mặt ion có thể phân loại thành anion (điện tích âm) , cation (điện tích dương), hoặc lưỡng cực (cả điện tích âm và dương).
Các surfactants tạo nên đặc tính khác nhau. Hàm lượng và loại surfactant xác định khả năng làm sạch và mượt của sản phẩm. Mỗi surfactant đều có những khả năng riêng để tạo bọt cũng như gây khô hoặc kích ứng.
Chất hoạt động bề mặt sử dụng trong dầu gội công thức có thể chia làm 5 loại cơ bản dựa vào phân cực của đầu nhóm ưa nước. Mỗi chất hoạt động bề mặt có khả năng làm sạch, mượt và thậm chí là tạo bọt khác nhau.
Dầu gội thường được tạo từ nhiều loại chất hoạt động bề mặt để phù hợp với nhiều mức độ làm sạch và dưỡng tóc của các lọai tóc khác nhau (tóc thường, tóc khô, tóc tổn thương, tóc dầu). Loại đầu tiên có tên trên các chất tẩy rửa cơ bản.
Chất tẩy rửa anion
Chất tẩy rửa aninon được đặt theo tên của nhóm điện tích âm có cực ưa nước. Chúng là surfactant phổ biến biến nhất được tìm thấy ở các loại dầu gội. Những chất tẩy rửa này có khả năng làm sạch tốt. Có rất nhiều loại chất tẩy rửa anion có sẵn với các thuộc tính khác nhau.
Lauryl sulfates giống như sodium lauryl sulfate, ammonium lauryl sulfate hoặc triethanolamine lauryl sulfate là những chất tẩy rửa tuyệt vời, tạo bọt tốt, dễ dàng làm sạch khỏi da đầu. Khả năng loại bỏ dầu và da chết cũng rất hiệu quả đến mức chúng có thể làm tóc thô ráp và sử dụng thêm dầu xả thể làm mượt tóc. Thành phần phổ biến có tron loại chất này gồm có: sodium laureth sulfate
Sarcosines không phải là một chất làm sạch tốt nhưng lại là một chất làm mượt tốt hơn. Vì thế mà chúng cũng thường xuyên thêm vào những loại dầu gội mượt tóc và dầu gội dành cho tóc khô. Chúng hiếm khi được sử dụng như là một chất surfactant đầu tiên vì không có khả năng loại bỏ dầu thừa hiệu quả, Do vật chúng được cho vào là chất hoạt động bề mặt thứ hai hoặc thứ ba trên nhãn dầu gội đầu. Ví dụ của loại này bao gồm lauryl sarcosinate và lauryl sarcosine.
Sulfosuccinates gồm có isodium oleamine sulfosuccinate và sodium dioctyl sulfosuccinate, là những chất tẩy rửa thông dụng hiệu quả được sử dụng trong dầu gội dành cho tóc dầu.
Chất tẩy rửa cation
Chất tẩy rửa cation đặt tên theo nhóm chất có đầu điện tích dương. Khả năng sử dụng những chất này khá ít do khả năng làm sạch và tạo bọt khá kém và không có khả năng pha trộn với các chất tẩy rửa anion. Bởi những chất tẩy rửa này lại có khả năng làm mềm tóc hư tổn, nên chúng được sử dụng trong các loại dầu gội có trên thị trường dành cho tóc tẩy và tóc nhuộm. Ammonioesters và ester amino chuỗi dài là ví dụ điển hình của chất tẩy rửa cation.
Chất tẩy rửa lưỡng cực
Chất tẩy rửa lưỡng cực có chứa cả đầu điện tích âm và điện tích dương. Khả năng hoạt động là cation hay anion còn tùy thuộc vào mức độ pH. Ở nồng độ pH thấp, chúng có đăc tính của chất tẩy rửa cation và ở nồng độ pH cao, chúng hoạt động như chất tẩy rửa anion. Do khả năng tạo bọt và kiểm soát tóc được tốt nên chúng có trong công thức dầu gội dành cho tóc khỏe hoặc hư tổn. Thêm vào đó, bởi vì chúng không gây kích ứng mắt, nên chúng được sử dụng trong dầu gội trẻ em. Ví dụ cho loại này cocamidopropyl betaine và sodium lauraminoproprionate.
Chất tẩy rửa không điện tích
Không giống như các chất tẩy rửa ở trên, chất tẩy rửa loại này không có đầu phân cực, Những chất hoạt đồng bề mặt nhẹ này có thể tăng cường khả năng tinh điện của công thức sản phẩm. Do đó, chúng được sử dụng chất hoạt động bề mặt thứ cấp kết hợp với chất tẩy rửa phân cực. Ví dụ của loại này gồm có fatty alcohols, polyoxyethylene sorbitol esters, và alkanolamides.
Chất tẩy rửa tự nhiên
Chất tẩy rửa tự nhiên được tìm thấy trong các loại thực vật. Một số chất hoạt động bề mặt gốc thự vật có thể tạo được bọt và khiến tóc mềm mượt hơn nhưng khả năng làm sạch tóc thì khá hạn chế.
Dầu gội có ba công thức chính đó là:
Thành phần hoạt động
Những thành phần này là thành phần thực hiện chức năng của dầu gội, bao gồm:
Thành phần thẩm mỹ
Những thành phần này khiến cho sản phẩm có một độ thẩm mỹ và tính chất khiến người sử dụng cảm thấy hài lòng.
Người tiêu dùng không thích những loại dầu gội mà hòa tan trong nước hoặc trông quá trong suốt. Vì thế dầu gội phải dầy hơn vì thế chất làm đặc đã được thêm vào trong dầu gội để tăng tính thẩm mỹ cho dầu gội.
Chất tạo bọt cũng thường xuyên được thêm vào dầu gội và nhiều người thích sử dụng những loại dầu gội nhiều bọt, nhưng khả năng tạo nhiều bọt không liên quan đến khả năng làm sạch. Và tất nhiên, chất tạo mùi cũng được thêm vào để tạo ra đặc trưng của từng loại dầu gội khác nhau
Các thành phần tăng thêm độ lấp lánh hoặc ánh ngọc trai cũng có thể được thêm để tăng độ lung linh của sản phẩm. Cũng như chất tạo bọt, những thành phần này không liên quan đến khả năng làm sạch tóc hoặc da đầu của dầu gội. Tuy nhiên dầu gội sẽ tăng thêm sự lung linh trong mắt người tiêu dùng.
Thành phần để quảng cáo
Những thành khần này không nhất thiết phải có lợi ích được chứng minh về mặt khoa học, Thay vào dó chúng được viết trên các dòng quảng cáo in trên nhãn của dầu gội và giúp cho việc quảng cáo dầu gội.
Ví dụ, vitamin C thường xuyên được thêm vào dầu gội, được cho là bảo vệ tóc khỏi quá trình oxy hóa do tác động phá hủy của tia cực tím mặt trời. Thật không may, chí có số ít bằng chứng khoa học chứng minh cho vấn đề này. Nhưng hợp chất tan trong nước giống vitamin C nhanh chóng bị rửa trôi như dầu gội ra khỏi da đầu.
Những nguy cơ sức khỏe nào có thể xảy ra với dầu gội tổng hợp, mặc dù không có những nguy cơ sức khỏe nói chung, nhưng chỉ có ít bằng chứng cho thấy vấn đề này vì thế câu trả lời vẫn là chưa rõ.
Vì thế, nếu bạn có da đầu khỏe mạnh, bạn có thực sự cần làm sạch tóc bằng dầu gộị không?
Với một số người thì câu trả lời là không.
Thực tế trong nhiều năm qua trào lưu “no-poo’ đã nổi lên mạnh mẽ nhưng lại không vì bất cứ lý do y học nào chứng minh chúng ta cần phải gội đầu bằng dầu gội tổng hợp và việc đó chỉ là thói quen của mọi người.
Gội đầu bằng dầu gội chỉ trở nên thực sự cần thiết hàng ngày từ nửa thế kỷ nay. Thật không may, từng chút một, chúng trở thành một phần thiết yếu của vệ sinh hàng ngày của chúng tôi.
Lưu ý
Không có bằng chứng mạnh mẽ rằng việc sử dụng dầu gội không đem lại lợi ích nhưng cũng chẳng nguy hại gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, những dầu gội ngày nay mang lại những lợi ích thẩm mỹ hơn nên vẫn rất được ưa chuộng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh