Móng tay là một trong những bộ phận dễ thấy nhất trên cơ thể bạn và chúng cũng có thể cung cấp manh mối về sức khỏe tổng thể của bạn.
Tiến sĩ da liễu Anita Patel cho biết chúng ta không nghĩ nhiều về móng tay của mình, ngoài vẻ ngoài thẩm mỹ của chúng - đặc biệt là phụ nữ - nhưng móng tay hoàn toàn có thể là dấu hiệu của bệnh tật và nhiễm trùng, đồng thời có thể báo hiệu rằng bạn cần phải kiểm tra sức khỏe của mình.
Tiến sĩ Patel của Complete Dermatology Bondi cho biết: "Nếu móng tay của bạn dày lên, khô và đôi khi móng bị ố vàng, thì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm nấm".
Các vấn đề về nấm không hẳn là xấu đối với sức khỏe tổng thể của bạn nhưng chúng có thể gây khó chịu và mất thẩm mỹ. Chúng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhiễm trùng khác như nấm da chân hoặc nhiễm trùng da, vì vậy bạn nên đến gặp chuyên gia để điều trị - bác sĩ Patel nói.
Rất nhiều người cho biết họ có những đốm trắng trên móng tay. Tin tốt là, theo Tiến sĩ Patel, trong hầu hết các trường hợp, những điều này là phổ biến và thường không phải là nguyên nhân gây lo ngại.
Cô nói: "Thông thường, những điều này có liên quan đến một số giai đoạn căng thẳng hoặc tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng đã xảy ra, điều gì đó đã xảy ra trong khi móng đang phát triển".
Chuyên gia của Đại học Da liễu Australasian, Tiến sĩ Jo-Ann See, cho biết đôi khi móng tay có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ai đó gặp vấn đề về tình trạng da.
Tiến sĩ See nói: "Thường thì bạn nhìn vào móng tay của ai đó và thấy chúng có những chấm nhỏ, như thể ai đó đã ghim vào chúng – điều đó thực sự phổ biến ở bệnh vẩy nến và bệnh chàm".
Những đường vân ngang xuất hiện trên móng tay có thể do chấn thương ở phần móng, nhưng nhìn chung chúng không phải là điều đáng lo ngại.
Bác sĩ See cho biết những đường vân trên móng tay thường là do một sự cố sức khỏe của bạn, chẳng hạn như một căn bệnh cấp tính, khởi phát đột ngột – bao gồm viêm phổi, đau tim, sởi, quai bị hoặc nhiễm trùng.
"Về cơ bản, tại một thời điểm nào đó, bạn bị mất lưu lượng máu đến lớp móng, vì vậy móng của bạn không phát triển. Vì vậy, đó có thể là một thời kỳ bệnh tật, nhưng bệnh sẽ khỏi sau đó khi móng mọc ra" - cô nói.
Tuy nhiên, nếu những điều này xảy ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh mãn tính tiềm ẩn như tiểu đường hoặc suy giáp.
Một biến dạng của móng tay như móng tay dùi trống là tình trạng các mảng cong xuống dưới và các đầu ngón tay trở nên to ra.
Tiến sĩ See nói: "Hiện tượng này thường thấy ở bệnh phổi, bệnh viêm ruột mãn tính và bệnh tim, nhưng rất hiếm gặp".
Móng tay khô hoặc nứt nẻ là một vấn đề khá phổ biến ở nhiều người. Mặc dù móng tay dễ gãy có thể trở nên trầm trọng hơn do tiếp xúc quá nhiều với nước, xà phòng hoặc hóa chất – hoặc có thể do thiếu hụt dinh dưỡng – nhưng móng tay của chúng ta sẽ thiếu độ bóng khi chúng ta già đi.
Tiến sĩ See nói: "Chúng ta nghe nhiều người nói về móng tay dễ gãy nhưng hiện tượng đó không phải là hiếm khi chúng ta già đi".
Thường được gọi là hội chứng móng tay xanh, tình trạng này có thể gây lo lắng cho mọi người nếu nó xảy ra. Tiến sĩ See cho biết: "Pseudomonas là vi khuẩn chứ không phải nấm và thường dễ nhận thấy là móng đổi màu xanh".
Cô nói rằng hiện tượng móng tay đổi màu này phổ biến ở những người làm những công việc ẩm ướt, nhưng tin tốt là nó rất dễ điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Hầu hết mọi người đều từng đập móng tay vào cửa ô tô hoặc bị vấp ngón chân. Thông thường, bạn sẽ nhận thấy một đốm đỏ hoặc đen – có thể tồn tại trong nhiều tháng – hình thành dưới móng tay.
Tiến sĩ See giải thích: "Đây được gọi là xuất huyết dưới móng, nó xảy ra khi bạn chảy máu dưới móng tay và máu bị mắc kẹt lại. Chúng có thể tối màu đến mức trông gần như đen".
Tuy nhiên, cô ấy nói bạn nên xem xét kỹ vì trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể là khối u ác tính dưới da - một loại ung thư da hiếm gặp nhưng gây chết người xảy ra dưới móng tay.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh