Người được coi là nghiện rượu khi thỏa mãn hai điều kiện sau: uống rượu hằng ngày trong hơn 10 năm; mỗi ngày uống trên 300ml rượu 40 độ cồn.
Người uống rượu hằng ngày nhưng chưa đủ cả hai điều kiện trên được gọi là lạm dụng rượu.
Lạm dụng rượu có thể gây nghiện.
Hiện nay có các thuốc sau thường được sử dụng để cai rượu:
Thuốc này dùng để cai nghiện ma túy nhóm opioid, nhưng có tác dụng khiến người uống rượu mất dần cảm giác thèm rượu. Do vậy, khi uống thuốc này lâu ngày, người nghiện rượu và lạm dụng rượu sẽ bỏ dần rượu.
Uống thuốc hằng ngày vào buổi sáng. Thời gian dùng thuốc phải tối thiểu 2 năm.
Sau 1 tháng dùng thuốc, bệnh nhân chỉ giảm được chừng 50% lượng rượu uống (bệnh nhân vẫn uống rượu trong khi uống thuốc, nhưng số lượng rượu uống hằng ngày giảm chừng một nửa).
Hết tháng thứ hai dùng thuốc, bệnh nhân giảm được khoảng 70% lượng rượu uống.
Hết tháng thứ ba dùng thuốc, bệnh nhân giảm được chừng 90% lượng rượu uống.
Sau đó tiếp tục cho bệnh nhân uống thuốc trong nhiều tháng (tối thiểu 2 năm).
Ưu điểm của naltrexone hầu như không gây ra phản ứng phụ gì, vì thế bệnh nhân không biết mình đang uống thuốc cai rượu (họ vẫn tưởng là uống thuốc chữa tăng huyết áp, mỡ máu, hạ men gan, đái tháo đường…). Khi buộc phải uống rượu, họ cũng không có phản ứng phụ gì. Có thể cai rượu ngoại trú.
Nhược điểm của nhóm thuốc này là kết quả xuất hiện chậm, không cai rượu được tuyệt đối.
Thuốc này ức chế quá trình chuyển hóa rượu khiến cho rượu chuyển hóa thành aldehyd. Chính nồng độ aldehyd cao trong máu đã gây ra các phản ứng phụ rất khủng khiếp, khiến bệnh nhân buộc phải ngừng rượu.
Các phản ứng phụ bao gồm: đỏ da (như da gà chọi), đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, chóng mặt, đánh trống ngực, sợ hãi, cảm giác chết đến nơi… Cường độ và độ dài của chúng phụ thuộc lượng rượu bệnh nhân uống.
Do có nhiều phản ứng mạnh mẽ nên chúng rất thích hợp cho việc điều trị củng cố chống tái nghiện rượu. Nghĩa là sau khi bệnh nhân đã được cai rượu trong bệnh viện, trước khi ra viện 2 - 3 ngày, cần cho bệnh nhân uống thuốc này và duy trì càng lâu càng tốt (tối thiểu trong 2 năm) để tạo phản xạ sợ rượu bền vững cho bệnh nhân. Uống thuốc vào buổi sáng, uống hằng ngày trong ít nhất 2 năm.
Ưu điểm của disulfiram là nếu bệnh nhân được cho uống thuốc đều thì hầu như không thể tái nghiện rượu.
Tuy nhiên, vì phản ứng xảy ra gần như tức thì sau khi bệnh nhân uống rượu và rất mạnh mẽ, vì thế gây hoang mang cho người nhà bệnh nhân nếu như họ không được tư vấn đầy đủ và cụ thể trước đó.
Lưu ý: Khi dùng disulfiram chỉ được sử dụng thuốc này sau khi bệnh nhân đã cai rượu hoàn toàn. Nếu bệnh nhân đang uống rượu mà cho uống thuốc này sẽ dẫn đến phản tác dụng, nghĩa là bệnh nhân sẽ nôn ra thuốc và sợ thuốc (chứ không phải sợ rượu nữa).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh