Da khô có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bạn. Nó thường ảnh hưởng đến bàn tay, cánh tay và chân. Trong nhiều trường hợp, thay đổi lối sống và sử dụng kem dưỡng ẩm không kê đơn có thể cải thiện tốt tình trạng khô da. Nhưng nếu không cải thiện, bạn nên đi khám để nhận được sự tư vấn cụ thể nhất. Thường xuyên rửa tay và sử dụng nước rửa tay cũng có thể khiến tay bạn bị khô. Sử dụng kem dưỡng sau mỗi lần rửa tay sẽ giúp cải thiện tình trạng khô da này.
Tiếp xúc với điều kiện thời tiết hanh khô, nước nóng và một số hóa chất có thể khiến da bạn bị khô. Da khô cũng có thể do các tình trạng bệnh lý có từ trước. Viêm da là một thuật ngữ y tế để chỉ làn da cực kỳ khô. Có một số loại viêm da khác nhau bao gồm:
Viêm da tiếp xúc:
Viêm da tiếp xúc xuất hiện khi da phản ứng lại với một tác nhân nào nó và gây viêm tại đó. Viêm da tiếp xúc kích ứng có thể xảy ra khi da của bạn tiếp xúc với một tác nhân hóa học gây kích ứng, chẳng hạn như chất tẩy trắng. Viêm da tiếp xúc dị ứng có thể phát triển khi da của bạn tiếp xúc với chất mà bạn bị dị ứng, chẳng hạn như niken.
Viêm da tiết bã
Viêm da tiết bã xuất hiện khi da tạo ra quá nhiều dầu. Tình trạng này dẫn đến phát ban đỏ, có vảy và thường xuất hiện trên da đầu. Đây là loại viêm da thường gặp ở trẻ sơ sinh.
Viêm da dị ứng
Bệnh viêm da cơ địa hay còn được gọi là bệnh chàm. Đây là một tình trạng da mãn tính gây ra các mảng vảy khô xuất hiện trên da. Một số bệnh khác cũng có thể khiến cho da bị khô bao gồm bệnh vảy nến và bệnh đái tháo đường type 2.
Khi già đi, làn da trở nên khô hơn theo thời gian. Với những người trên 60 tuổi, tình trạng da khô là bình thường và mọi người đều gặp phải tình trạng này.
Các yếu tố nguy cơ đối với da khô:
Da khô có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Nhưng một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ phát triển da khô của bạn, bao gồm:
Có thể có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ liên quan đến da khô nghiêm trọng hoặc mãn tính, bao gồm: do thuốc, tuổi tác, thiếu vitamin, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến giáp, hóa trị liệu, chán ăn, rối loạn hàng rào chức năng da.
Một số triệu chứng phổ biến khi da khô bao gồm: Da bong tróc hoặc thô ráp, ngứa, nhiễm trùng, da nóng hoặc có cảm giác châm chích.
Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng chỉ da dầu mới gây ra mụn, nhưng thực tế không phải vậy. Da khô cũng có thể gây ra mụn trứng cá, vì mụn cũng có thể xuất hiện khi có tổn thương chung trên da.
Đa số các trường hợp, bạn có thể cải thiện tình trạng da khô bằng cách khắc phục lối sống, sử dụng các loại thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, để điều trị một cách hiệu quả nhất bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu để được tư vấn và điều trị đúng nguyên nhân gây da khô.
Thay đổi lối sống là các hiệu quả giúp ngăn ngừa và giảm khô da. Hãy thực hiện những gợi ý sau để cải thiện tình trạng da khô.
Nếu thỉnh thoảng bị khô da, bạn có thể ngăn ngừa và điều trị bằng cách thay đổi lối sống đơn giản và kem dưỡng ẩm không kê đơn. Nhưng nếu bị khô da nghiêm trọng, hãy đi khám vì nếu không được điều trị, tình trạng viêm da có thể trở nên tồi tệ hơn. Điều trị sớm sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giúp giảm nguy cơ biến chứng như vết thương hở do gãi và nhiễm trùng da.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh