Hormone LH được tạo ra trong tuyến yên của não - là một hormone giới tính ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của cơ quan sinh sản. Ở nữ giới, LH ảnh hưởng đến buồng trứng và ảnh hưởng đến tinh hoàn ở nam giới.
LH có liên quan đến các quá trình phát triển của cơ thể sau đây:
Tuổi dậy thì: Mức LH ảnh hưởng đến việc bắt đầu dậy thì. Mức LH cao có thể gây ra dậy thì sớm và mức LH thấp có thể khiến trẻ dậy thì muộn.
Chu kì kinh nguyệt: LH hoạt động với một loại hormone giới tính khác gọi là hormone kích thích nang trứng (FSH) để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.
Quá trình rụng trứng: Sự gia tăng LH có thể kích hoạt giải phóng trứng từ buồng trứng.
Giải phóng progesterone: Sự gia tăng LH kích hoạt rụng trứng. Cấu trúc tế bào còn lại sau khi rụng trứng giải phóng progesterone có vai trò quan trọng để duy trì thai kỳ.
Sản xuất testosterone: LH liên kết với các tế bào Leydig trong tinh hoàn và kích hoạt sản xuất testosterone. Nồng độ testosterone ảnh hưởng trực tiếp đến ham muốn tình dục.
Sản xuất tinh trùng: Testosterone là hormone cần thiết cho sản xuất tinh trùng.
Xét nghiệm LH thường được sử dụng để đánh giá các tình trạng sau đây:
Bác sĩ sử dụng các xét nghiệm LH để giúp chẩn đoán các vấn đề sinh sản ở cả nam và nữ. Nếu một cặp vợ chồng gặp khó khăn khi mang thai, có thể có vấn đề xảy ra với:
Mức LH có thể tăng, giảm theo chu kỳ. Nồng độ LH tăng ngay trước ngày rụng trứng báo hiệu thời kỳ dễ thụ thai nhất của chu kỳ kinh nguyệt nữ.
Để xác định thời kỳ vàng để thụ thai, có thể kiểm tra mức LH ngay tại nhà bằng cách sử dụng xét nghiệm nước tiểu. Xét nghiệm này có thể phát hiện sự gia tăng LH trong khoảng từ 1-1,5 ngày trước khi rụng trứng.
Quan hệ tình dục vào thời điểm rụng trứng có thể tăng khả năng mang thai.
Khi một phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, mức LH sẽ tăng lên. Vì lý do này, các xét nghiệm LH có thể giúp bác sĩ chẩn đoán các vấn đề gây ra sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
Mức LH có thể giúp bác sĩ xác định lý do tại sao trẻ dậy thì sớm hay muộn. Nồng độ LH cao có thể gây dậy thì sớm và nồng độ LH thấp có thể gây ra dậy thì muộn.
LH được tiết ra từ tuyến yên. Xét nghiệm nồng độ LH có thể giúp xác định các vấn đề bất thường từ tuyến yên.
Xét nghiệm LH có thể giúp bác sĩ chẩn đoán testosterone thấp ở nam giới. Các triệu chứng của testosterone thấp bao gồm:
Phạm vi bình thường của LH khác nhau giữa nam, nữ và trẻ em. Kết quả kiểm tra LH được đo bằng đơn vị quốc tế trên mỗi lít (IU/L).
Sau đây là chỉ số tham khảo về mức LH cao, thấp và bình thường một cách tương đối. Tốt nhất nên thảo luận về kết quả xét nghiệm LH với bác sĩ để được tư vấn chính xác.
Đối với nam giới, phạm vi bình thường là 1,24 - 7,8 IU/L.
Nếu mức LH dưới mức bình thường có thể chỉ ra vấn đề tuyến yên. Khi đó, tuyến yên không tạo ra đủ LH dẫn đến mức testosterone thấp.
Nếu mức LH quá cao, tinh hoàn có thể không đáp ứng với LH dẫn đến rối loạn trong quá trình sản xuất testosterone.
Đối với nữ, phạm vi bình thường phụ thuộc vào thời gian trong chu kỳ kinh nguyệt như sau:
Đối với những phụ nữ đã trải qua thời kỳ mãn kinh, phạm vi bình thường là 14,2 - 52,5 IU/L.
Nếu nồng độ LH cao hơn bình thường khi không rụng trứng có thể cho biết rằng phụ nữ đã bước vào thời kì mãn kinh. Nồng độ LH cao cũng có thể chỉ ra một rối loạn tuyến yên hoặc hội chứng buồng trứng đa nang. Nếu mức LH thấp hơn bình thường, nó có thể chỉ ra:
Đối với những bé gái chưa đến tuổi dậy thì (khoảng 1 – 10 tuổi), phạm vi bình thường là 0,03 - 3,9 IU/L.
Để chẩn đoán các vấn đề với buồng trứng phụ nữ cũng có thể thực hiện xét nghiệm FSH.
Mức tăng của cả LH và FSH có thể chỉ ra tình trạng suy buồng trứng nguyên phát. Khi đó, buồng trứng ngừng hoạt động bình thường trước tuổi 40
Kết quả xét nghiệm LH giúp xác định các vấn đề với hệ thống sinh sản. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề về tuyến yên và khởi phát sớm hay muộn của tuổi dậy thì.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh