Sỏi tiết niệu được hình thành do sự lắng đọng của một số tinh thể trong nước tiểu ở đường niệu. Tùy theo vị trí, bệnh được gọi tên khác nhau như: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang. Sỏi đường niệu hay xảy ra ở người lớn tuổi và rất hay tái phát.
Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?
Sỏi tiết niệu gây tắc đường niệu đạo nên có thể dẫn tới nhiều biến chứng, như: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, choáng nhiễm khuẩn… Nếu không được điều trị kịp thời, chức năng thận sẽ bị suy giảm, gây tăng huyết áp, thậm chí bệnh nhân có thể tử vong.
Biến chứng sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu được hình khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao, lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Tại Việt Nam, sỏi tiết niệu chiếm tỉ lệ 5- 10% dân số, chiếm 30% bệnh lý thận tiết niệu.
Sỏi nhỏ có thể tự đẩy ra ngoài theo đường nước tiểu. Sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu. Nếu sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận sẽ gây bế tắc, làm giãn nở và tạo ra áp lực tác động lên dây thần kinh thận và vỏ thận gây ra cơn đau quặn thận…
Các bác sĩ cũng cho biết, sỏi có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, tồn đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, lâu ngày sẽ dẫn đến xơ hóa đường tiểu và giảm chức năng co bóp đường tiểu gây nên các lỗ rò ở bàng quang, niệu quản gây ra suy thận.
Cách chữa bệnh sỏi tiết niệu
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị sỏi thận tiết niệu là phương pháp phẫu thuật và không phẫu thuật (dùng thuốc). Tùy từng trường hợp mà bác sỹ sẽ chỉ định cần phẫu thuật hoặc chỉ cần dùng thuốc.
-Với phương pháp dùng thuốc, thì thuốc cho bệnh sỏi thận tiết niệu cần đáp ứng đủ 4 yêu cầu: Giúp bào mòn sỏi, chống viêm nhiễm đường niệu, giảm đau tăng cường chức năng thận cho bệnh nhân.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh