Bệnh lý: Giãn tĩnh mạch tinh (giãn tĩnh mạch thừng tinh)

Nội dung

– Là sự giãn bất thường, ngoằn ngoèo và dài của đám rối tĩnh mạch hình dây leo phía sau của tinh hoàn, đi cùng với mào tinh hoàn và ống dẫn tinh trong thừng tinh.
– Đường kính của tĩnh mạch trong đám rối tĩnh mạch hình dây leo bình thường 0.5-1.5mm, với tĩnh mạch dẫn lưu có thể giãn tới 2mm.

– Phân loại:

+ Nguyên phát: thường do suy van tĩnh mạch thừng tinh gây trào ngược, thường gặp ở đàn ông vô sinh. 98% giãn loại này ở bên trái do dẫn lưu tĩnh mạch tinh trái đổ về tĩnh mạch thận trái thường dài hơn bên phải. Các búi giãn tĩnh mạch thường nổi rõ khi bệnh nhân đứng hoặc làm nghiệm pháp Valsalva hoặc có thể xẹp khi bệnh nhân nằm ngửa. Giãn nguyên phát hai bên chiếm 70% các trường hợp.
+ Thứ phát: do tăng áp lực trong tĩnh mạch thừng tinh hoặc các nhánh do nguyên nhân như thận ứ nước nặng, gan to, khối ổ bụng chèn ép. Hình ảnh giãn tĩnh mạch thứ phát thường không bị ảnh hưởng khi thay đổi tư thế.
– Lâm sàng: sờ thấy thừng tinh và mào tinh lộn xộn, ấn xẹp và to lên ở tư thế đứng.

 

– Hình ảnh siêu âm:
+ Biểu hiện các cấu trúc trống âm dạng hình ống, đường kính > 2mm, thường nằm gần cực trên tinh hoàn và đầu mào tinh.

+ Khi làm nghiệm pháp Valsalva hoặc chuyển tư thế đứng: đường kính tĩnh mạch phải tăng ít nhất > 1mm, có dòng trào ngược. Sóng đảo chiều > 500ms.

 

– Phân loại Sarteschi

+ Độ 1: Có dòng trào ngược của thừng tinh đoạn ống bẹn khi làm nghiệm pháp Valsava.
+ Độ 2: Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược (nghiệm pháp Valsava) ở cực trên tinh hoàn.
+ Độ 3: Tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược (nghiệm pháp Valsava) cả cực trên và cực dưới tinh hoàn.
+ Độ 4: Giãn và có dòng trào ngược khi làm nghiệm pháp Valsava ở tư thế nằm.
+ Độ 5: Giãn, có dòng trào ngược ngay cả không làm nghiệm pháp Valsava.

return to top