✴️ Vết thương khớp

I. CHẨN ĐOÁN

1. Chẩn đoán vết thương khớp:

Lâm sàng:

Vết thương lộ mặt khớp.

Có nước hoạt dịch màu sanh sánh chảy theo máu

Khi cắt lọc qua từng lớp của vết thương tấy thông vào ổ khớp

Cận lâm sàng:

X-quang 2 bình diện thẳng, nghiên: dùng để chẩn đoán những tổn thương gãy xương đi kèm…

Xét nghiệm cơ bản(trong trường hợp vết thương nhỏ, sạch được xử trí tại phòng tiểu phẫu):

  • Tổng phân tích tế bào ngoại vi bằng hệ thống tự động hoàn toàn(18 thông số máu).
  • Sinh hoá: urê, creatinin, glucose, AST,ALT.
  • Ion đồ: kali, natri, canxi ion hoá.
  • Nước tiểu 10 thông số(máy).

Xét nghiệm tiền phẫu (trong trường hợp phẫu thuật): xem bài chuẩn bị bệnh nhân tiền phẫu trong phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

2. Chẩn đoán vết thương bị nhiễm trùng:

Thể trạng nhiễm trùng, sốt cao, vùng khớp sưng đau.

Chọc dò khớp lấy dịch tìm được vi khuẩn nuôi cấy làm kháng sinh đồ

II. ĐIỀU TRỊ

1. Xử trí vết thương chưa nhiễm trùng:

Cắt lọc các mô dập nát, lấy bỏ dị vật từ ngoài vào khớp, lấy bỏ máu cục. Rửa sạch ổ khớp bằng dung dịch Betadine và khâu kín bao khớp, da để hở. Khâu kín bao khớp trước 12 giờ sau chấn thương

Nếu mất bao khớp rộng không khâu kín được, cần khâu kín da để bảo vệ mặt khớp và dẫn lưu kín vết thương.

Dùng kháng sinh sớm, mạnh, liên tục bằng nhiều đường: tiêm mạch, tiêm bắp, tiêm vào khớp.

Tiêm ngừa uốn ván.

Bất động vững chắc và liên tục vùng chi có tổn thương khớp. Kê cao chi

2. Xử trí vết thương khớp nhiễm trùng nhưng chưa có mủ:

Qui tắc xử trí cũng như trên, nhưng trước khi tiến hành cắt lọc vết thương khớp cần phải cho kháng sinh và bất động tốt vùng vết thương ít ngày để khu trú ổ nhiễm trùng

3. Xử trí vết thương đã làm mủ:

Cắt lọc vết thương, rửa sạch ổ khớp, đóng kín bao khớp, đồng thời dẫn lưu kín ổ khớp.

Nếu nghi ngờ không rửa sạch ổ khớp, có thể dùng biện pháp nhỏ giọt liên tục vào trong ổ khớp bằng dung dịch Betadine và dẫn lưu kín ổ khớp trong vài ngày.

Trường hợp nhiễm trùng dập nát nhiều, mất một phần bao khớp, lấy mô mềm khâu che mặt khớp.

Cần phải bất động vững chắc và liên tục khi ổ khớp còn nhiễm trùng.

Điều trị sau mỗ:

  • Mang nẹp bột cố định tạm sau mỗ.
  • Truyền dung dịch đẳng trương.
  • Truyền đạm, lipid (theo hội chẩn).
  • Thuốc:
    • Kháng sinh: Cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 đơn thuần, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Aminoglycosis, hoặc kết hợp nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 hoặc thứ 4 với nhóm Quinolone, hoặc theo hội chẩn.
    • Giảm đau.
    • Kháng viêm.
    • Cầm máu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top