Có lẽ khá nhiều người chưa từng nghe và hiểu rõ về phương pháp xét nghiệm ure máu. Trong đó, ure máu vốn được biết tới là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa chất đạm xảy ra trong cơ thể chúng ta. Thông thường, chúng sẽ được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua thận. Khi thực hiện xét nghiệm ure máu, các bác sĩ có thể đánh giá chức năng thận có ổn hay không?
Thông thường, lượng ure máu sẽ dao động trong khoảng từ 2.5 - 7.5 mmol/l, nếu chỉ số này thay đổi bất thường, nhiều khả năng thận của bạn đang gặp vấn đề. Lúc này, mọi người không nên chủ quan mà hãy kiểm tra tổng quát để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Trên thực tế, nếu nghi ngờ chức năng thận của người bệnh suy giảm, các bác sĩ sẽ chỉ định họ thực hiện xét nghiệm ure và creatinin. Vậy phương pháp xét nghiệm creatinin nhằm kiểm tra vấn đề gì?
Creatinin là một loại chất thải, chúng được hình thành từ quá trình phân hủy của hợp chất creatine. Giống như ure máu, chất creatinin cũng được bài tiết, đào thải thông qua thận.
Các bác sĩ thường kiểm tra nồng độ creatinin có trong máu để nắm được hoạt động của thận đang diễn ra như thế nào? Đặc biệt, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ creatinin trong cơ thể người có thể khác biệt giữa nam và nữ giới. Nhìn chung, lượng creatinin được sản xuất ra còn phụ thuộc vào chiều cao của bệnh nhân, khối lượng cơ của cơ thể,…
Như đã phân tích ở trên, đối với những người có nguy cơ mắc bệnh liên quan tới thận, việc tiến hành xét nghiệm ure và creatinin là không thể bỏ qua. Nhờ thực hiện các phương pháp trên, bác sĩ có thể phát hiện sớm một số căn bệnh tiềm ẩn mà chúng ta có thể đối mặt.
Ngoài ra, nếu bạn đang rơi vào tình trạng rối loạn chức năng thận, hãy đi kiểm tra và thực hiện các loại xét nghiệm kể trên để có phác đồ điều trị phù hợp nhất. Khi khi tiến hành một số thủ thuật, ví dụ như chụp CT scan, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu người bệnh đi xét nghiệm ure máu và creatinin. Nguyên nhân là do trong quá trình kiểm tra, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc gây ảnh hưởng tới chức năng thận.
Như vậy, xét nghiệm ure máu và creatinin được ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau. Nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, mọi người nên chủ động đi khám sức khỏe và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.
Một vấn đề được rất nhiều người quan tâm đó là kết quả xét nghiệm ure máu cho biết điều gì? Nếu như lượng ure máu tăng cao đột biến, mọi người không nên chủ quan mà hãy tiến hành kiểm tra chuyên sâu.
Có thể nói, hầu hết người mắc bệnh suy thận hoặc viêm cầu thận mạn đều có hàm lượng ure máu cao hơn so với thông thường. Việc điều trị bệnh là vô cùng cần thiết để hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra. Chính vì vậy, chúng ta nên quan tâm tìm hiểu kĩ về kết quả xét nghiệm ure và creatinin.
Bình thường, nồng độ creatinin huyết tương sẽ dao động trong khoảng từ 60 - 120 µmol/l đối với nam giới và chỉ số này ở nữ giới từ 44 - 88 µmol/l. Nếu như kết quả xét nghiệm creatinin cho thấy hàm lượng này tăng hoặc giảm lớn, nhiều khả năng bạn đang gặp vấn đề liên quan tới sức khỏe.
Cụ thể, bệnh nhân thường mắc bệnh về thận khi hàm lượng creatinin máu tăng cao, trong đó bệnh suy thận chiếm tỷ lệ lớn nhất. Căn bệnh này hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do thận bị tổn thương hoặc đây là biến chứng của bệnh suy tim hoặc hẹp động mạch thận,…
Ngoài ra, những người có hàm lượng creatinin máu cao có thể đối mặt với những tổn thương nghiêm trọng xảy ra ở thận. Rất nhiều bệnh nhân bị tổn thương cầu thận hoặc tổn thương ống thận.
Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm và đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Ngay khi nhận được kết quả xét nghiệm ure và creatinin, bạn nên tập trung điều trị, tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra. Càng để lâu, tình trạng bệnh càng diễn biến phức tạp và việc chữa trị sẽ không đem lại hiệu quả cao.
Hầu hết những người đi xét nghiệm ure và creatinin đều là bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh suy thận cao. Dựa vào dấu hiệu nào để chúng ta phát hiện và đi xét nghiệm kịp thời?
Nhìn chung, căn bệnh liên quan tới thận thường xảy ra trong âm thầm và rất khó phát hiện các triệu chứng nếu chúng ta không quan sát cẩn thận. Nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây, chúng ta nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe ngay nhé!
Người mắc bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt và chóng mặt trong nhiều ngày liên tiếp. Đặc biệt, tần suất đi tiểu tiện của người bệnh nhiều hơn so với bình thường. Đây là dấu hiệu chúng ta không thể bỏ qua và chủ quan, nếu không, tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số triệu chứng khác mọi người nên lưu ý đó là tay chân có dấu hiệu phù nề, nổi mẩn trên da hoặc thường xuyên cảm thấy khó thở,…
Không thể phủ nhận rằng, xét nghiệm ure và creatinin giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc theo dõi cũng như phát hiện các vấn đề liên quan tới thận. Bên cạnh phương pháp xét nghiệm sinh hóa kể trên, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm nước tiểu để đảm bảo chẩn đoán chính xác nhất. Bệnh nhân nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường nhé!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh