Như thế nào là lông mọc ngược?

Lông mọc ngược là gì?

Lông mọc ngược xảy ra khi một sợi lông sau khi đã được cạo hoặc nhổ mọc mọc lên nhưng mọc ngược trở lại da. Điều này có thể gây viêm, đau và nổi mụn li ti ở vùng da có lông mọc ngược.

Lông mọc ngược là tình trạng rất phổ biến do tẩy lông, nhất là ở nam giới da đen, khi cạo lông vùng mặt rất phổ biến. Tuy nhiên, lông mọc ngược có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai – và qua bất cứ động tác nào dù là loại bỏ lông bằng cách cạo, nhổ hay tẩy lông. Thông thường, lông mọc ngược sẽ tự khỏi mà không cần điều trị gì. 

 

Các triệu chứng của lông mọc ngược

Lông mọc ngược thường xuất hiện nhiều nhất ở vùng râu, bao gồm cằm, má và đặc biệt là cổ. Chúng có thể xuất hiện trên da đầu ở những người cạo trọc đầu. Các khu vực phổ biến khác để lông mọc ngược là nách, mu và chân.

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Các nốt sần nhỏ, rắn, tròn (còn gọi là nốt sẩn)
  • Các tổn thương nhỏ, đầy mủ, giống như mụn nước (còn gọi là mụn mủ)
  • Sạm da (tăng sắc tố da)
  • Đau
  • Ngứa

Đôi khi, tình trạng lông mọc ngược không phải là điều gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu tình trạng lông mọc ngược ngày càng nhiều hơn và có vẻ trở thành mạn tính.

 

Nguyên nhân gì gây ra lông mọc ngược?

Cấu trúc và hướng phát triển của lông có vai trò nhất định trong việc lông mọc ngược. Ví dụ: một nang tóc xoăn mà mọc quá dày, cuộn chặt được cho là yếu tố kích thích tóc mọc ngược trở lại vào da đầu sau khi cắt tóc hay cạo tóc. Đối với các vùng lông khác, lông cũng có thể mọc ngược nếu:

  • Da bị kéo căng khi cạo - điều này khiến vùng lông đã cắt bị tụt trở lại trong da, có thể khiến lông không mọc ra ngoài ra da trong lần tiếp theo.
  • Dùng nhíp nhổ lông cũng có thể để lại mảnh lông dưới bề mặt da. Khi lông xâm nhập vào dưới da, da sẽ phản ứng giống như phản ứng với dị vật lạ và có thể kéo theo tình trạng viêm.

 

Các yếu tố nguy cơ

Lông xoăn và dày, chặt là nguy cơ chính khiến lông mọc ngược.

 

Các biến chứng của lông mọc ngược

Tình trạng lông mọc ngược mạn tính có thể dẫn đến:

  • Nhiễm khuẩn vùng da (do gãi nhiều vì ngứa)
  • Sạm da (tăng sắc tố)
  • Sẹo vĩnh viễn (sẹo lồi)
  • Vi khuẩn Pseudofolliculitis barbae, còn được gọi là vết sưng do dao cạo có thể để lại trên da

 

Phòng ngừa tình trạng lông mọc ngược như thế nào?

Để giúp ngăn ngừa tình trạng lông mọc ngược, các tốt nhất là hãy tránh cạo lông, nhổ lông và tẩy lông quá nhiều. Khi thực hiện các thao tác này, hãy sử dụng các mẹo sau để giảm khả năng lông mọc ngược:

  • Rửa sạch da bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ trước khi cạo râu.
  • Bôi kem hoặc gel bôi trơn cạo râu vài phút trước khi cạo để làm mềm lông, hoặc chườm ấm cũng là một phương pháp.
  • Sử dụng dao cạo sắc bén mỗi khi cạo râu. 
  • Tránh cạo sát da mặt.
  • Không kéo căng da khi cạo râu.
  • Cạo theo chiều lông mọc, tránh cạo ngược chiều.
  • Rửa sạch lưỡi dao sau mỗi đường cạo.
  • Rửa sạch da và thoa kem dưỡng da sau khi cạo râu.

Các phương pháp tẩy lông dưới đây cũng có thể giúp ngăn ngừa lông mọc ngược:

  • Sử dụng dao cạo điện hoặc tông đơ điện. Tránh đặt gần sát da và giữ dao cạo hoặc tông đơ cách xa da một chút.
  • Hóa chất tẩy lông. Các hóa chất trong các sản phẩm tẩy lông (thuốc tẩy lông) có thể gây kích ứng da, vì vậy trước tiên hãy thử nghiệm trên một vùng da nhỏ xem chúng có phù hợp với làn da bản thân hay không.
  • Một loại kem để giảm sự phát triển của tóc. Một sản phẩm được gọi là eflornithine - là một loại kem được kê đơn làm giảm lông mọc lại khi kết hợp với một phương pháp tẩy lông khác, chẳng hạn như liệu pháp tẩy lông bằng laser. 

 

Tổng kết

Lông mọc ngược là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều người. Tình trạng này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nói chung, nhưng mang đến những phiền toái và tự ti nhất là ở các chị em phụ nữ. Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ cấu trúc lông, một vài thói quen tẩy hay cạo lông chưa đúng cách.

Nhìn chung, tình trạng lông mọc ngược có thể tự khỏi mà không cần điều trị gì đặc biệt. Tuy nhiên, nên đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn và hỗ trợ nếu xuất hiện các dấu hiệu như viêm nặng hơn, đau nhức, ngứa hay mủ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top