Như thế nào là rối loạn căng thẳng sau sang chấn?

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder - PTSD) là một bệnh tâm lý đầu tiên được chẩn đoán ở binh lính và cựu chiến binh, thường bị gây ra bởi sợ hãi tột độ, sự kiện nguy hiểm tính mạng hoặc nếu không là những trải nghiệm bất an cao độ, cũng có thể do những sự kiện thất bại trong cuộc sống như thất nghiệp hoặc ly hôn.

Tìm hiểu về rối loạn căng thẳng sau sang chấn

  • Các loại triệu chứng của PTSD bao gồm tái diễn sang chấn, trốn tránh, tê liệt cảm xúc và kích thích quá mức.

  • PTSD ảnh hưởng đến 8 triệu người trưởng thành mỗi năm. Phụ nữ và những người thuộc dân tộc thiểu số dễ bị PTSD hơn nam giới và người da trắng.

  • Rối loạn căng thẳng sau sang chấn diễn biến phức tạp (C-PTSD) thường bị gây ra bởi phơi nhiễm kéo dài với sự kiện sang chấn và được đặc trưng bởi các vấn đề kéo dài ảnh hưởng đến nhiều phương diện của chức năng cảm xúc và xã hội.

  • Triệu chứng của C-PTSD bao gồm các vấn đề chi phối  cảm xúc, phân ly hoặc mất nhân cách, trầm cảm dai dẳng, nhìn nhận thủ phạm sang chấn như một chủ thể toàn năng, luôn bận tâm về thủ phạm sang chấn, và thay đổi nhận thức về những nguyên nhân gây ra đau khổ.

  • PTSD có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, ngoài giới hạn đối với chức năng y học, cảm xúc và công việc và các mối quan hệ, gia đình và xã hội. Trẻ em bị PTSD có thể bị ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến sự phát triển xã hội và cảm xúc, cũng như khả năng học tập.

  • Mặc dù hầu hết những sự kiện đe dọa tính mạng hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến cảm xúc tích cực về một đối tượng có thể gây ra PTSD, những sự kiện như vậy thường bao gồm trải nghiệm hoặc chứng kiến một tai nạ hoặc chấn thương thể chất nghiêm trọng, nhận kết quả chẩn đoán y tế đáng sợ, là nạn nhân của tội phạm hoặc tra tấn, phơi nhiễm với chiến tranh, thảm họa hoặc khủng bố, chịu đựng các hình thức lạm dụng hoặc dính líu đến tranh chấp dân sự.

  • Các vấn đề có xu hướng đặt nạn nhân vào tình trạng nguy cơ cao tiến triển thành PTSD bao gồm giới tính, sắc tộc, chịu đựng kéo dài, mức độ nghiêm trọng và phơi nhiễm với sang chấn, có vấn đề về tâm lý trước sự kiện và có ít sự hỗ trợ xã hội. Yếu tố nguy cơ đối với trẻ em và thiếu niên cũng bao gồm khiếm khuyết trong khả năng học hành hoặc trải nghiệm bạo lực gia đình.   

  • Tập huấn chuẩn bị cho thảm họa có thể là một yếu tố bảo vệ đối với  PTSD có thể là can thiệp nhanh chóng và là yếu tố cá nhân, liên cá nhân và môi trường.

  • Thuốc chữa trầm cảm(ví dụ thuốc chống trầm cảm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc hoặc SSRI) hoặc giảm nhịp tim (ví dụ, propranolol) được cho là công cụ hữu hiệu phòng chống PTSD khi được chỉ định ngay sau khi một người trải nghiệm sự kiện sang chấn.

  • SSRI hầu như là thuốc hiệu quả nhất để chữa cho người bị PTSD do sang chấn không liên quan đến chiến tranh.

  • Những người nghi ngờ mình bị PTSD có thể tự kiểm tra khi họ phân vân có nên đến gặp chuyên gia y tế. Các chuyên gia có thể sử dụng phỏng vấn lâm sàng với người trưởng thành, trẻ em haowjc thiếu niên hoặc một trong số những bài kiểm tra cấu trúc cho trẻ em hoặc thiếu niên để đánh giá xem có bệnh hay không.

  • Chẩn đoán PTSD có thể gây ra thách thức với chuyên gia vì nạn nhân thường đến kiểm tra về những thứ xem qua có vẻ không liên quan đến bệnh. Những triệu chứng này có xu hướng là những khó chịu về thể chất, trầm cảm hoặc lạm dụng chất. Cũng có khi PTSD thường đồng xảy ra với các rối loạn lo âu, trầm cảm hưng phẫn hoặc rối loạn ăn uống.

  • Thách thức đối với đánh giá PTSD ở trẻ em và thiếu niên bao gồm việc người chăm sóc có xu hướng của không ý thức về sự tiến triển các triệu chứng ở người trẻ và trẻ em có xu hướng biểu lộ triệu chứng bệnh khác với người lớn.

  • Điều trị PTSD thường bao gồm tâm lý và y tế. Giáo dục về bệnh học, giúp đỡ người bệnh nói chuyện thẳng thắn về sáng chấn, phát hiện và điều chỉnh những suy nghĩ sai lệch về nó, và dạy bệnh nhân cách chế ngự triệu chứng là những kĩ thuật thường dùng trong tâm lý trị liệu. Tư vấn viên cho gia đình và các cặp đôi, lớp dành cho cha mẹ và giáo dục về cách giải quyết xung động là những can thiệp điều trị tâm thần hữu ích.

  • Giải quyết trực tiếp các vấn đề về giấc ngủ liên quan đến PTSD có thể giúp giảm bớt các vấn đề, từ đó giảm triệu chứng PTSD nói chung.

  • Thuốc cũng được dùng để giúp người bệnh PTSD bao gồm thuốc chống trầm cảm serotonin (SSRIs) và các thuốc giảm triệu chứng thể chất liên quan. Các thuốc tiềm năng khác để chế ngự PTSD bao gồm thuốc ổn định tâm trạng và thuốc chống loạn thần. Thuốc an thần liên quan đến các triệu chứng cai và các vấn đề khác, không có hiệu quả đáng kể cho người PTSD.

  • Một số cách thường được gợi ý cho bệnh nhân PTSD là đối mặt với căn bệnh bao gồm tìm hiểu thêm về bệnh, liệu pháp trị liệu lao động bao gồm dịch vụ vật nuôi, trò chuyện với người khác để được hỗ trợ, các kĩ thuật thư dãn, tham gia vào điều trị, tăng cường thực hành lối sống tích cực, giảm thiểu lối sống tiêu cực

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top