✴️ Những điều cần biết về bệnh zona - bạn có nắm rõ?

Bệnh zona được gây ra bởi vi rút varicella-zoster, với các triệu chứng đặc trưng là vùng da phát bệnh bị đỏ, sau đó chuyển thành những mảng mụn nước gây cảm giác ngứa, nóng rát. Bệnh zona nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng đánh giá hiểu biết của bản thân về căn bệnh này qua một số câu hỏi sau đây.

Bệnh zona nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh zona nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Bệnh zona có thể lây lan?

Đúng. Bệnh zona có thể lây truyền, bệnh lây từ người bệnh sang người bình thường. Tuy nhiên những người bị lây nhiễm là những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu. Thay vì mắc zona, những người này sẽ bị bệnh thủy đậu. Những người đã từng bị thủy đậu hoặc zona sẽ miễn dịch với zona, không thể bị lây từ người khác.

 

2. Bệnh zona có liên quan tới bệnh thủy đậu?

Đúng. Vì bệnh zona do cùng một loại vi rút gây bệnh thủy đậu là vacirella zoster  hep gây ra.

 

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh zona là gì?

A: Da đau rát và nhạy cảm
B: Xuất hiện mụn nước ở da
C: Da đau rát nhưng không có mụn nước
D: Tất cả các đáp án trên

Triệu chứng ban đầu của zona là da nhạy cảm hoặc đau ở một phần cơ thể.

Triệu chứng ban đầu của zona là da nhạy cảm hoặc đau ở một phần cơ thể. Sau 3-5 ngày, các dải ban đỏ nổi lên, sưng tấy và mụn nước bắt đầu xuất hiện.

Đáp án đúng là D. Triệu chứng ban đầu của zona là da nhạy cảm hoặc đau ở một phần cơ thể. Người bệnh có thể cảm thấy ngứa, bỏng rát, nhức dai dẳng hoặc đau sâu, đau nhói.
Sau 3-5 ngày, các dải ban đỏ nổi lên, sưng tấy và mụn nước bắt đầu xuất hiện. Sau đó sẽ tụ mủ và đóng vảy sau 10-12 ngày. Trong một số trường hợp, người bệnh cảm thấy đau rát ở da nhưng không có mụn nước.

 

4. Biến chứng thường gặp nhất của bệnh zona là?

A: Đau dây thần kinh
B: Đau khớp
C: Đau lưng
D: Đau cổ
Đáp án đúng là A. Đau dây thần kinh là biến chứng thường gặp nhất của bệnh zona.

 

5. Thuốc điều trị bệnh zona là?

A: Thuốc kháng vi rút (kháng vi rút)
B: Thuốc Antiherpetic (antiherpetics)
C: Thuốc Antizoster (antizosters)
D: Thuốc Antivaricella (antivaricellas)
Đáp án đúng là A. Một số loại thuốc kháng vi rút có sẵn trên thị trường, chẳng hạn như acyclovir (Zovirax®), valacyclovir (Valtrex®), và famciclovir (Famvir®). Các thuốc này sẽ có hiệu quả điều trị cao nếu như bạn bắt đầu dùng thuốc sau 3 ngày phát ban. Ngoài thuốc kháng virus, thuốc giảm đau cũng có thể được sử dụng để kiểm soát triệu chứng. Cả hai loại thuốc chống viêm không steroid và  thuốc kiểm soát giảm đau gây buồn ngủ có thể được sử dụng để kiểm soát cơn đau do bệnh zona gây ra.

 

6. Bệnh zona thường kéo dài trong bao lâu?

A: 1 – 2 tuần
B: 1- 5 tuần
C: 3 – 4 tuần
D: 5 – 6 tuần

Bệnh zona có thể kéo dài từ 3 - 4 tuần kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.

Bệnh zona có thể kéo dài từ 3 – 4 tuần kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.

Đáp án đúng là C. Bệnh zona có thể kéo dài từ 3 – 4 tuần kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.

 

7. Những người đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ không bị lây bệnh zona từ người khác?

Đúng. Một người đã từng mắc bệnh thủy đậu sẽ không bị lây nhiễm bệnh zona từ người khác. Nhưng sau khi bệnh thủy đậu đã khỏi thì một số vi rút Varicella vẫn còn tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh. Các virut này cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp điều kiện thuận lợi như: suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần, suy nhược cơ thể… chúng trở lại trạng thái hoạt động, nhân lên, phát triển ra các đầu dây thần kinh cảm giác và gây nên bệnh zona.

 

8. Điều gì xảy ra trong cơ thể kích hoạt vi rút gây bệnh zona?

A: Căng thẳng cảm xúc
B: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
C: Ung thư và hóa trị
D: Tất cả các đáp án trên
Đáp án đúng là D. Sau khi một người đã khỏi bệnh thủy đậu, vi rút gây bệnh vẫn tiếp tục tồn tại trong hệ thần kinh và không bao giờ được loại bỏ hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Trong những trường hợp nhất định, chẳng hạn như căng thẳng về cảm xúc hay suy giảm miễn dịch (do AIDS, ung thư hoặc hóa trị), các vi rút được kích hoạt lại và gây ra bệnh zona. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp bệnh zona, nguyên nhân dẫn tới sự tái hoạt động của vi rút không được tìm thấy.

 

9. Bệnh zona được chẩn đoán như thế nào?

A: Khám lâm sàng
B: Phân tích chất dịch từ mụn nước trong phòng thí nghiệm
C: Cả đáp án A và B
D: Không có đáp án nào cả

Trước hết các bác sĩ sẽ quan sát kỹ các triệu chứng để xác định xem có phải là bệnh zona hay không.

Trước hết các bác sĩ sẽ quan sát kỹ các triệu chứng để xác định xem có phải là bệnh zona hay không.

Đáp án đúng là C. Các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, quan sát các triệu chứng để xác định xem liệu có phải bệnh zona hay không. Bệnh zona cũng có thể được chẩn đoán bằng cách lấy chất dịch thu được từ các mụn nước để phân tích trong phòn thí nghiệm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top