Thật khó để theo dõi mọi thay đổi có thể xảy ra đối với cơ thể, nhất là với những thay đổi nhỏ. Nhưng dưới đây là 9 trong số những thay đổi quan trọng nhất và cần được bạn quan tâm, bởi vì chúng có thể cho bạn biết rất nhiều về tình trạng sức khỏe của bạn.
Bạn nên chú ý đến mụn trứng cá, nhất là khi chúng không chịu biến mất sau một khoảng thời gian dài. Mụn trứng cá không biến mất hoặc vẫn chảy máu sau một thời gian dài là dấu hiệu của ung thư biểu mô tế bào đáy, là một dạng ung thư da phổ biến nhất.
Trong mùa lạnh, việc da khô và dày sừng là không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu tình trạng này cứ lặp đi lặp lại, đó có thể là dấu hiệu chàm, nhưng cũng là dấu hiệu của ung thư actinic. Đây là những tổn thương tiền ung thư được gây ra bởi các tia tử ngoại của mặt trời và bạn sẽ nhận thấy có những mảng da thô ráp trên các vùng phơi nhiễm với ánh nắng như mặt, da đầu hói, môi và mu bàn tay.
Hầu hết chúng ta đều không biết được rằng móng tay có thể tiết lộ rất nhiều về sức khỏe của mình. Khi móng tay xuất hiện đường màu đỏ ảnh hưởng đến một hoặc nhiều ngón tay, nguyên nân có thể đến từ bệnh vảy nến, sỏi tuyến tụy nhưng có thể đến từ sự phát triển lành tính của một khối u béo hoặc mụn cóc.
Tàn nhang xuất hiện khi về già hay ở tất cả mọi thành viên trong một gia đình là điều dễ gặp. Tuy nhiên, nếu như gia đình bạn không có gen tàn nhang và bạn lại thấy mình xuất hiện tàn nhang khi chưa đến tuổi về già, hãy suy nghĩ đến những vấn đề về da và đến gặp bác sĩ vì bạn hoàn toàn có thể đang mắc ung thư da ác tính.
Môi khô và nứt nẻ thường chỉ xảy ra khi thời tiết lạnh nhưng nó cũng có thể là một dấu hiệu của biến đổi da cấp tính đặc hiệu khác do tia cực tím, một tình trạng khiến môi trông khô và nứt.
Lông tóc đều sẽ rụng dần khi chúng ta già đi, nhưng nếu như bạn cảm thấy lông mày mình mỏng hơn bình thường, đó có thể là một dấu hiệu của chứng suy giáp.
Bệnh gai đen là một tình trạng mà khi đó, các khu vực trong nếp gấp da dưới nách, háng hoặc cổ bắt đầu có màu tối hơn so với bình thường. Tình trạng này có thể là một dấu hiệu của sự đề kháng insulin. Trẻ em trải qua giai đoạn này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn.
Nếu bạn bị loét hoặc tổn thương nặng không lành thì nên tìm đến bác sĩ ngay lập tức để bác sĩ đánh giá tình trạng nhiễm trùng của bạn và điều trị sớm.
Thông thường, nguyên nhân của tình trạng đốm trắng trên móng tay đều không cần quá phải lo lắng, chẳng hạn như chấn thương đến lớp biểu bì. Nhưng trong một số trường hợp, bạn vẫn cần kiểm tra thêm. Một số bệnh nhân có thể có những thay đổi rộng hơn và được mô tả như là mờ móng tay. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ sẽ cân nhắc và đánh giá để xác định tình trạng bệnh tim, bệnh thận, bệnh gan, thiếu protein và vitamin.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh