Những vị trí mọc mụn trứng cá nói lên điều gì?

Nội dung

Nguyên nhân gây mụn trứng cá

Cho dù có rất nhiều sản phẩm trị mụn trứng cá được quảng cáo, nhưng đa số chúng ta đều đồng ý rằng, mụn trứng cá không thể dễ dàng biến mất chỉ bằng việc sử dụng sữa rửa mặt trị mụn hoặc thuốc trị mụn, cho dù loại sản phẩm đó được quảng cáo hiệu quả cỡ nào. Mặc dù nhiều người cho rằng, mụn trứng cá là do lỗ chân lông bị tắc hoặc mất cân bằng hormone tuy nhiên, mụn trứng cá ở những vị trí khác nhau có thể cho thấy các vấn đề sức khoẻ khác nhau.

 

Mụn ở trán

Tiêu hoá kém và căng thẳng thường là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mụn trứng cá ở trán. Để giúp thải bỏ độc tố và hỗ trợ tiêu hoá, hãy tránh sử dụng caffeine và các loại nước đóng chai, thay vào đó hãy sử dụng nước lọc. Ngủ đủ ít nhất 7 tiếng một đêm, uống nhiều nước và duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng có thể giúp loại bỏ mụn trứng cá vùng trán. Các yếu tố ngoại cảnh cũng có thể ảnh hưởng đến da vùng trán: cố gắng giữ mũ và tóc không chạm vào vùng trán để giảm ma sát và giảm tiếp xúc với các sản phẩm chăm sóc tóc (như dầu xả, có thể làm tắc lỗ chân lông).

 

Mụn ở má

Mụn ở vùng gò mà có liên quan đến các vấn đề về hô hấp, do vậy, nếu bạn thường xuyên đi lại trong thành phố hoặc thường mở cửa oto khi lái xe, bạn sẽ cần chăm sóc kỹ hơn cho làn da của mình. Bạn cũng cần đảm bảo rằng không khí trong nhà bạn đủ sạch: sử dụng máy lọc không khí hoặc trồng một vài loại cây trong nhà. Bạn có thể sẽ không nhận ra, nhưng má phải tiếp xúc với rất nhiều thứ hàng ngày, do vậy, việc làm sạch các vật dụng xung quanh bạn cũng sẽ giúp giảm mụn ở má. Mụn mọc ở phần dưới của má thường cho thấy việc vệ sinh răng miệng kém nhưng thường thì vi khuẩn vẫn là nguyên nhân lớn nhất gây mụn ở vùng này. Hãy đảm bảo rằng, bạn đã vệ sinh sạch sẽ các vật dụng thường xuyên phải tiếp xúc với má, ví dụ như điện thoại di động, cọ trang điểm và vỏ gối.

 

Mụn vùng chữ T

Vùng chữ T là vùng từ giữa 2 lông mày xuống tới mũi và cằm. Mụn mọc ở vùng chữ T thường do mất cân bằng ở hệ tiêu hoá và do các tác nhân gây dị ứng từ thực phẩm. Một số chuyên gia khuyến nghị rằng, bạn nên giảm tiêu thụ các chế phẩm từ sữa, thịt đỏ và đồ ăn nhanh, tăng cường tiêu thụ rau xanh để cải thiện vùng da ở khu vực chữ T. Vùng chữ T cũng là vùng có nhiều tuyến dầu hơn các vùng còn lại của da mặt, do vậy, khả năng mọc mụn ở đây cũng sẽ cao hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn đã sử dụng đúng loại sữa rửa mặt và các sản phẩm chăm sóc da không làm tắc lỗ chân lông. Mụn ở mũi có liên quan đến vấn đề ở gan và thận. Do vậy, nếu mũi bạn luôn có mụn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng tăng huyết áp hoặc rối loạn chức năng gan. Hãy cố gắng giảm tần suất uống bia rượu sau giờ làm và giảm tiêu thụ các loại đồ ăn có nhiều gia vị cay nóng.

 

Mụn ở cằm

Mụn ở cảm cho thấy các vấn đề liên quan đến mất cân bằng hormone. Hãy cố gắng đi ngủ đều đặn và có chế độ dinh dưỡng cân bằng, nhưng nếu bạn vẫn bị mụn ở cằm, hãy tham khảo thêm ý kiến bác sỹ về việc dùng các loại thuốc điều tiết hormone, ví dụ như thuốc tránh thai hàng ngày. Sử dụng trà bạc hà lục và bổ sung omega 3 cũng là một lựa chọn tốt để điều hoà hormone. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn không đặt cằm lên tay hoặc chạm tay vào cằm một cách không cần thiết.

 

Mụn ở lưng, cánh tay và đùi

Thay đổi hormone và gen thường là nguyên nhân sâu xa của việc mọc mụn ở lưng, cánh tay và đùi, do vậy, việc kiểm soát mụn ở những khu vực này là tương đối khó khăn. Ngoài ra, quần áo ẩm do mồ hôi chà xát lên da cũng có thể gây kích ứng và gây mụn. Để làm giảm mụn ở những vùng này, hãy giảm áp lực lên da bằng cách không đeo ba lô (vì có thể gây ma sát và gây mụn). Mặc quần áo sạch và không bó quá sát. Xem xét kỹ các sản phẩm sữa tắm, xà phòng, kem dưỡng thể, nước xả vải và kem chống nắng xem chúng có chứa các thành phần làm bít tắc lỗ chân lông hay không, ví dụ như các loại dầu tự nhiên.

Quần áo cotton nên được kiểm tra kỹ các đường may, hình thêu hoặc nhãn mác bởi đây là những điểm có thể gây kích ứng da. Nếu bạn vẫn bị mụn, hãy cân nhắc chuyển sang dùng loại quần áo từ các chất liệu khác bởi cotton có thể đã thấm hút những chất hoá học gây kích ứng trong quá trình sản xuất và có thể gây mụn với những người có làn da nhạy cảm. Mụn ở chân và cánh tay cũng thường bị nhầm lẫn với các hiện tượng như phát ban, hồng ban hoặc viêm nang lông, do vậy, bạn nên đến gặp bác sỹ nếu sau khi áp dụng mọi cách, mụn vẫn tồn tại

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top