Trong vài trường hợp, vùng da hăm có thể xuất hiện những nốt sẩn đỏ, mụn bóng nước và gây đau. Nếu bị nhiễm trùng, vùng hăm da trở nên đỏ hơn và da có thể bị sưng. Những nốt đỏ nhỏ có thể lan ra xa khỏi vùng hăm tã.
Phòng ngừa và điều trị hăm da
- Điều quan trọng nhất để phòng ngừa và điều trị hăm da là phải giữ cho vùng mặc tã sạch, mát và khô. Nên thay tã cho trẻ thường xuyên khi tã ướt hoặc nhiễm bẩn; có những lúc có thể không mặc tã cho trẻ vì da tiếp xúc với khí trời sẽ thoáng hơn và dễ khô. Khi thay tã nên lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm; có thể dùng một ít xà phòng ít chất kiềm. Nên để cho da trẻ khô hẳn trước khi mặc tã mới vào.
- Nên lót tã vải dưới mông của trẻ trong những giấc ngủ. Trẻ nhỏ thường đi tiểu ngay sau khi bắt đầu ngủ, vì thế nên kiểm tra xem tã có ướt không, ngay sau khi trẻ bắt đầu ngủ và thay ngay nếu tã bị ướt.
- Không nên dùng phấn thoa lên vùng hăm tã vì sẽ làm lỗ chân lông bít lại, không thoát mồ hôi được. Không dùng những loại kem bôi da có chứa axit boric, cồn, long não, salicylate hoặc hỗn hợp rượu cồn vì có thể gây hại cho trẻ. Tránh cho trẻ mặc quần có chất ny-lon.
- Nếu trẻ vẫn bị hăm tã, thay đổi loại khăn giấy lau, tã giấy hoặc xà phòng đang dùng. Nếu vùng hăm tã không đỡ hơn sau vài ngày áp dụng các cách trên, có thể trẻ bị nhiễm trùng vùng hăm tã. Nên đưa trẻ đến khám bác sĩ.
- Dùng các thuốc mỡ, kem bôi da trẻ em có nguồn gốc thảo dược và không chứa corticoid
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh