Tuyến mồ hôi có cấu trúc hình ống cuộn lại, rất quan trọng để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của con người. Có 2 loại tuyến mồ hôi khác nhau, bao gồm eccrine và apocrine. Trong đó:
Mồ hôi là 1 dung dịch điện giải loãng bao gồm 99% nước, natri clorua, kali, bicarbonat, canxi, magie, lactat, amoniac và urê. Các tuyến mồ hôi bao gồm 1 cấu trúc tiết acinar cuộn lại ở lớp hạ bì và ống dẫn thẳng kết nối cấu trúc acinar này với bề mặt của biểu bì.
Các loại rối loạn tuyến mồ hôi bao gồm:
Trong khi chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis) nói chung không phải là một tình trạng nghiêm trọng, thì chứng không tiết mồ hôi (andidrosis) có thể dẫn đến tử vong do tăng thân nhiệt. Những bệnh nhân bị giảm tiết mồ hôi hoặc không tiết mồ hôi thường có các triệu chứng không dung nạp nhiệt, có thể dẫn đến mệt mỏi, suy nhược, chóng mặt và khó thở. Tăng tiết mồ hôi thường gây ảnh hưởng ở nách, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, tăng tiết mồ hôi có thể được điều trị bằng thuốc bôi muối nhôm hoặc thuốc uống kháng cholinergic.
Chứng giảm tiết mồ hôi và không tiết mồ hôi thường là do tắc nghẽn lỗ đổ mồ hôi và ống dẫn mồ hôi, có thể thấy ở những bệnh nhân bị bệnh vẩy nến, viêm da, xơ cứng và rôm sảy. Một số bệnh nhân bị rôm sảy, còn được gọi là phát ban mồ hôi (nhiệt phát ban), cảm thấy bị châm chích ở những vùng bị ảnh hưởng do mồ hôi bị giữ lại vì tắc ống dẫn mồ hôi. Trong một số trường hợp, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm của môi trường để giảm tiết mồ hôi có thể làm giảm tắc nghẽn.
Chứng giảm tiết mồ hôi và không tiết mồ hôi cũng có thể do các tuyến mồ hôi bị rối loạn chức năng, như trong tình trạng xơ cứng bì hệ thống của bệnh Fabry hoặc không có tuyến mồ hôi trong loạn sản ngoại bì không có tuyến mồ hôi (anhidrotic ectodermal dysplasia ). Loạn sản ngoại bì không có tuyến mồ hôi là một rối loạn da liễu ảnh hưởng đến nhiều thành phần phụ của da, bao gồm cả các tuyến mồ hôi. Bệnh do đột biến ở phối tử ectodysplasin-A (EDA) mã hóa gen ED1, thụ thể EDA của nó, hoặc protein chuyển đổi EDARDD và có thể đe dọa tính mạng trẻ em vì các em không có khả năng đổ mồ hôi.
Giảm tiết mồ hôi cũng có thể là do tổn thương do bỏng, chiếu xạ và tổn thương làm hư hại các tuyến mồ hôi. Nói chung, tất cả những tình trạng này có mức độ nghiêm trọng khác nhau và có thể khu trú ở một vùng cụ thể của cơ thể hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bệnh nhân.
Các chứng rối loạn tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis), giảm tiết mồ hôi (hypohidrosis) hoặc không tiết mồ hôi ( anhidrosis) thường có thể liên quan đến các loại bệnh và quá trình tiềm ẩn nghiêm trọng hơn. Ví dụ, những người đang trải qua thường kỳ lo âu, mãn kinh hoặc cai nghiện ma túy thường bị tăng tiết mồ hôi. Bởi vì bên trong các tuyến mồ hôi có các tế bào thần kinh, nên các bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (như bệnh Parkinson) hoặc tủy sống thường gây đổ mồ hôi bất thường.