Ảnh hưởng của bệnh loãng xương đến răng

Những người bị loãng xương có thể có nguy cơ mất răng cao hơn do mật độ khoáng xương thấp ở xương hàm và xương mặt. Căn bệnh về xương này có thể khiến xương trở nên giòn và tăng nguy cơ gãy xương vì hàm lượng khoáng chất trong xương của bạn thấp. 

Mối liên quan giữa loãng xương và răng

Nghiên cứu chỉ ra rằng chứng loãng xương có thể liên quan đến việc suy giảm sức khỏe răng miệng, bao gồm cả bệnh nha chu, mật độ xương hàm và mất răng.

Mật độ xương hàm

Mất xương hàm do loãng xương có thể dẫn đến các biến chứng về sức khỏe răng miệng. Bạn có thể dễ bị mất răng hơn nếu không có đủ mật độ khoáng xương, khi đó bạn sẽ phải cấy ghép răng giả và làm cầu răng điều này càng trở nên phức tạp vì xương của bạn có thể không đủ khỏe. Mất xương hàm có thể dẫn đến sụp mặt, dẫn đến lão hóa da mặt sớm.

Do độ dày và độ xốp của xương hàm có thể nhìn thấy được trong phim chụp X quang răng toàn cảnh (chụp toàn hàm Panorama) nên một số nhà nghiên cứu đã đề xuất sử dụng chúng làm công cụ chẩn đoán bệnh loãng xương.

Mất răng

Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa mất răng và loãng xương. Tuy nhiên, các yếu tố khác, như tuổi tác, hút thuốc, chủng tộc, mãn kinh, vệ sinh răng miệng và nội tiết tố cũng đóng một vai trò trong việc mất răng. Nghiên cứu đã cho thấy có mối liên quan giữa bệnh loãng xương và sức khỏe răng miệng sau mãn kinh.

Bệnh về nướu –viêm nha chu

Viêm nha chu (viêm nướu tiến triển) và loãng xương được đặc trưng bởi quá trình tiêu xương mất xương). Nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa hai bệnh này và mỗi bệnh có thể là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh kia.

 

Các yếu tố nguy cơ đối với bệnh loãng xương và bệnh viêm nha chu

Loãng xương và viêm nha chu có chung một số yếu tố nguy cơ, bao gồm:

  • Tuổi tác
  • Di truyền
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Hút thuốc
  • Thiếu canxi và vitamin D

 

Tác dụng phụ của thuốc loãng xương và răng

Ngoài mối tương quan giữa loãng xương và sức khỏe răng miệng, một số loại thuốc dùng để điều trị loãng xương có thể ảnh hưởng đến răng của bạn. Đặc biệt, thuốc chống hủy xương (tăng cường xương) có thể gây ra một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng gọi là hoại tử xương, có thể làm xương hàm bị tổn thương nghiêm trọng.

Một số loại thuốc chống hủy xương bao gồm:

  • Fosamax (alendronat)
  • Actonel (risedronat)
  • Atelvia (risedronat natri)
  • Didronel (etidronate dinatri)
  • Boniva (Ibandronate Natri)
  • Boniva IV
  • Reclast (axit zoledronic)
  • Prolia (denosumab)

Hoại tử xương thường ảnh hưởng nhất đến bệnh nhân ung thư xương khi dùng liều cao. Mặc dù hoại tử xương có thể xảy ra tự phát, nhưng nó thường xảy sau các thủ thuật nha khoa gây chấn thương, chẳng hạn như nhổ răng. Vậy nên bạn cần lưu ý và thông báo với các nha sĩ nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này vì nó có thể ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị của bạn.

 

Các phương pháp giúp hỗ trợ phòng ngừa loãng xương

Mặc dù bạn không kiểm soát được một số yếu tố như di truyền, tuổi tác và nội tiết tố, nhưng có một số điều bạn có thể chủ động làm để ngăn ngừa loãng xương và rụng răng. Một số phương pháp bạn có thể áp dụng như

  • Ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng
  • Duy trì cân nặng phù hợp với sức khỏe của bạn
  • Nhận đủ canxi và vitamin D
  • Vận động thể dục thể thao
  • Bỏ hút thuốc
  • Hạn chế uống rượu
  • Phòng tránh té ngã
  • Vệ sinh răng miệng tốt
  • Chăm sóc răng miệng thường xuyên
  • Nói với nha sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc bạn dùng

 

Điều trị loãng xương để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn

Nếu bạn bị loãng xương, điều quan trọng là phải điều trị để ngăn chặn sự tiến triển của loãng xương và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Sau đây là những phương pháp điều trị phổ biến cho chứng loãng xương:

  • Sử dụng thuốc
  • Liệu pháp hormone
  • Bổ sung canxi và vitamin D
  • Tập thể dục đầy đủ
  • Một chế độ ăn uống bổ dưỡng
  • Giảm các yếu tố rủi ro như hút thuốc, uống rượu và té ngã

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top