Bệnh gout là một loại viêm khớp gây đau ở khớp, thường ở ngón chân cái. Tình trạng này được kích hoạt bởi nồng độ axit uric trong máu cao. Axit uric là một hợp chất tự nhiên trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, nếu chất này quá nhiều, các tinh thể axit uric sắc nhọn có thể tích tụ trong khớp của bạn. Điều này khiến bệnh gout bùng phát. Các triệu chứng của bệnh bao gồm: đau, viêm, đỏ, sưng tấy.Bệnh gout được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các yếu tố về lối sống, bao gồm thay đổi chế độ ăn hàng ngày và kiểm soát mức độ căng thẳng, có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm cơn đau và các đợt tấn công của bệnh gout.
Thực phẩm giàu purin
Thực phẩm chứa nhiều purin có thể gây ra các triệu chứng của bệnh gout, do purin chuyển hoá thành axit uric. Vì vậy nên tránh các loại thực phẩm như cá tuyết, sò, động vật có vỏ, cá mòi, cá cơm, con trai, cá hồi, cá tuyết chấm đen, nội tạng động vật, thịt lợn, thịt xông khói, thịt cừu, thịt bê, thịt nai, thịt vịt.
Một số loại rau có hàm lượng purin cao nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout hoặc các cơn gout tấn công. Một số loại có hàm lượng purin cao nhưng chúng là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và không bị hạn chế có thể kể đến là: măng tây, súp lơ, đậu xanh, đậu lăng, đậu tây, đậu lima, nấm, rau chân vịt.
Rượu
Tất cả các loại rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout và làm các triệu chứng trầm trọng hơn. Khi bạn uống rượu, thận của bạn phải làm việc để loại bỏ rượu chứ không phải axit uric. Điều này có thể khiến axit uric tích tụ trong cơ thể, gây ra bệnh gout. Nếu bạn dễ bị bệnh gout, hãy tránh tất cả các loại đồ uống có cồn.
Đồ uống có đường
Đồ uống có đường như nước ép trái cây chứa đường fructose. Lượng đường trong máu cao có liên quan đến lượng axit uric tích tụ trong cơ thể. Nếu bạn bị gout, hãy tránh hoặc hạn chế đồ uống có đường như: nước ngọt, nước cam, nước tăng lực, nước ép trái cây cô đặc, nước ép trái cây tươi.
Một số loại thuốc có thể gây ra các triệu chứng bệnh gout, bao gồm các loại thuốc giảm đau thông thường. Ngay cả một lượng nhỏ các loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên thay đổi các loại thuốc nếu bạn nhận thấy xuất hiện nhiều triệu chứng của gout hơn. Aspirin hoặc axit acetylsalicylic làm tăng axit uric trong máu. Aspirin ảnh hưởng đến nữ giới hơn nam giới và ngay cả liều thấp cũng gây ra bệnh gout.
Thuốc lợi tiểu giúp điều trị các tình trạng như huyết áp cao và phù nề hoặc sưng tấy ở chân. Chúng hoạt động bằng cách loại bỏ nước và muối dư thừa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra tác dụng phụ là có quá nhiều axit uric trong cơ thể, gây ra bệnh gout. Các loại thuốc lợi tiểu:
Các loại thuốc khác cũng có thể gây ra các triệu chứng:
Mất nước
Khi bạn mất nước, cơ thể không có đủ nước và thận của bạn không thể loại bỏ axit uric dư thừa như bình thường. Điều này có thể khiến bạn có nhiều triệu chứng bệnh gout hơn. Một lý do khiến rượu không tốt cho bệnh nhân gout là vì nó cũng làm mất nước. Hãy uống nhiều nước để loại bỏ axit uric.
Asen
Ngay cả mức độ phơi nhiễm asen thấp cũng có thể liên quan đến bệnh gout ở phụ nữ. Hoá chất này được tìm thấy trong một số loại thuốc trừ sâu và phân bón. Nó cũng được tìm thấy tự nhiên trong đất, nước và một số loài động vật có vỏ.
Bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường
Đối tượng này có thể có nồng độ insulin cao. Điều này gây ra quá nhiều axit uric trong cơ thể, dẫn đến gout.
Chấn thương và viêm
Chấn thương ở một số khớp, đặc biệt là ngón chân cái, cũng có thể gây ra cơn gout. Điều này có thể xảy ra vì nó gây viêm và thu hút các tinh thể axit uric vào khớp.
Béo phì
Tăng cân và béo phì có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Có thể do tế bào mỡ tạo ra nhiều axit uric hơn. Bạn càng nặng cân thì thận càng khó loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Ngoài ra, cân nặng quá mức có thể làm tăng nồng độ insulin trong cơ thể, từ đó làm tăng axit uric.
Các yếu tố khác
Các yếu tố khác có thể khiến nồng độ axit uric tăng đột biến, dẫn đến cơn gout tấn công.
Hãy nhớ rằng không phải tất cả các tác nhân đều ảnh hưởng đến các triệu chứng bệnh gout của bạn. Bạn hiểu rõ cơ thể mình nhất, vì vậy bạn có thể đánh giá yếu tố lối sống nào ảnh hưởng trầm trọng hơn đến gout. Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.Theo dõi những gì bạn ăn uống và liệu bạn có bất kì triệu chứng gout nào không. Đồng thời ghi lại các loại thuốc và chất bổ sung mà bạn dùng. Điều này có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây ra cơn gout. Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi chế độ ăn uống để tránh những thực phẩm có thể gây bùng phát bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh