✴️ Bạn có biết thoái hóa khớp gối uống thuốc gì?

Nội dung

1. Đau khớp gối có thể là triệu chứng viêm khớp dạng thấp 

Nguyên tắc điều trị thuốc: Kết hợp nhiều nhóm thuốc: thuốc điều trị triệu chứng (thuốc giảm đau chống viêm) và ít nhất 02 nhóm thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm ngay từ giai đoạn đầu của bệnh.Riêng corticoid thường chỉ dùng trong các đợt tiến triển của bệnh..

1.1. Điều trị triệu chứng đau khớp gối

  • Nhóm thuốc Nsaisd (diclofenac, meloxicam, piroxica, celecoxib): giai đoạn khớp viêm mức độ vừa phải, hoặc thay thế corticoid.
  • Nhóm thuốc giảm đau theo bậc thang đau của WHO như paracetamol, paracetamol + codein, paracetamol + dextropropoxyphen.
  • Glucocorticoid: điều trị toàn thân, sử dụng trong đợt tiến triển của bệnh trong khi chờ đợi thuốc điều trị cơ bản có hiệu quả hoặc trường hợp phụ thuộc corticoid.

1.2. Thuốc trị thấp khớp

Nhóm thuốc chống thấp tác dụng chậm như Hydroxycloroquin, methotrexat, cyclosporin A.Các chất ức chế cytokin: là các tác nhân gây chẹn hoặc tương tác với các chức năng của cytokin hoạt động trong cơ thể bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp.(Intliximab-Remicade,Rituximab)

2. Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu

 Là tình trạng sưng đau khớp gối kéo dài, tái phát nhiều lần. Điều trị bệnh này là điều trị triệu chứng, kết hợp thuốc điều trị triệu chứng (thuốc kháng viêm, giảm đau khớp gối) và thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm ngay từ đầu. Trường hợp diễn biến kéo dài trên 6 tháng sau khi loại trừ được nguyên nhân, điều trị như viêm khớp dạng thấp.

Thuốc điều trị triệu chứng đau khớp gối 

  • Non steroid: như Diclofenac, Piroxicam, Celecoxib dùng cải thiện triệu chứng viêm.
  • Glucocorticoid: đường toàn thân ngắn ngày, cải thiện rõ rệt tình trạng viêm, được chỉ định cho những bệnh nhân không đáp ứng được với thuốc Non steroid và bệnh nhân nặng.

Glucocorticoid tại chỗ dùng trong trường hợp viêm kéo dài, tiêm khớp gối bằng Depo-medrol 40mg/1ml, Disprospan 4mg/1ml.

Thuốc giảm đau sử dụng theo bậc thang đau WHO như (paracetamol, paracetamol + codein, paracetamol + dextropropoxyphen).

Viêm màng hoạt dịch khớp gối mạn tính không đặc hiệu

3. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học làm mất cân bằng. Có thể điều trị đau khớp gối bằng những nhóm thuốc sau:

  • Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng nhanh: Nsaid, giảm đau paracetamool kết hợp, thuốc bôi ngoài da dạng gel Voltaren Emugel, Profenid gel… có tác dụng giảm đau đáng kể và không gây ra các tác dụng phụ như dùng đường toàn thân.
  • Glucocorticoid đường toàn thân không được chỉ định. Đường nội khớp: có hiệu quả ngắn đối với các triệu chứng cơ năng của thoái hóa khớp, thường dùng hydrocortison acetat tiêm khớp gối, mỗi đợt 2-3 mũi tiêm cách nhau 5-7 ngày, không vượt quá 3 mũi tiêm mỗi đợt.
  • Thuốc điều trị theo cơ chế bệnh sinh (DMOADs – Disease Modifying Osteoarthritis Drugs): tác dụng chậm đạt hiệu quả, sau một thời gian trung bình 1 tháng, duy trì cả sau khi ngừng điều trị như Glucosamin Sulfat, Chondroitin Sulfat, glucosamin + chondroitin, Diacerhein.
  • Bổ sung chất nhầy dịch khớp: Acid hyaluronic dưới dạng natri hyaluronat Hyalgan, Hyasin….Đây là hoạt chất cần thiết giúp nuôi dưỡng cho sụn bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng từ dịch khớp vào thông qua hyaluronic acid, duy trì độ nhớt làm cho các khớp vận động được dễ dàng và chịu được tải trọng lớn giữa tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn.

4. Lao khớp gối

Là tình trạng nhiễm khuẩn ở khớp gối do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis.

4.1. Điều trị bằng thuốc kháng lao

  • Điều trị cần kết hợp nhiều kháng sinh và thời gian đủ dài để tránh kháng thuốc: Streptomycin (S), Isoniazid (H), Rifampicin (R), Rifadine, Pyrazynamid (Z), Pyrilene,Ethambutol (E). Thời gian điều trị kéo dài khoảng 9-12 tháng.
  • Công thức điều trị lao mới: 2 HRZE/4HR. Tức là trong hai tháng đầu dùng 4 loại kháng sinh phối hợp: isoniazid (H), rifam picin (R), pyrazynam id (Z), etham butol (E); 4 tháng sau dùng hai loại thuốc là isoniazid và rifam picin (R) hàng ngày.
  • Với những bệnh nhân nghi ngờ hay đã biết là có kháng isoniazid có thể dùng công thức HRE trong giai đoạn duy trì.
  • Công thức điều trị lại: chỉ định trong trường hợp điều trị lần đầu thất bại, bệnh tái phát hoặc điều trị lại các trường hợp tự bỏ điều trị.
  • Công thức điều trị lại: 2SHRZE/1H R ZE/5H R 3E3. Tức là trong hai tháng đầu dùng 5 kháng sinh phối hợp, tháng thử ba dùng 4 loại thuốc, 5 tháng tiếp theo dùng 3 ngày mỗi tuần với 3 loại thuốc.

4.2. Điều trị triệu chứng

Như các bệnh kể trên, nhóm thuốc điều trị triệu chứng gồm Nsaid, thuốc giảm đau, không dùng corticoid.

5. Viêm khớp vẩy nến 

Viêm khớp vẩy nến là một bệnh tự miễn, chiếm tỷ lệ lớn ở những người mắc bệnh vẩy nến. Biểu hiện lâm sàng chính của bệnh viêm khớp vẩy nến là viêm các khớp không đối xứng (khớp gối, khớp tay, chân..), tổn thương vẩy nến ở da và móng.

  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen (paracetamol); Floctafenin.
  • Thuốc giảm đau non steroid với mục đích kiểm soát tình trạng viêm khớp như Diclofenac, Piroxicam, Celecoxib.
  • Glucocorticoid: chỉ tiêm tại khớp hoặc các điểm bám gân.
  • Thuốc tác dụng chậm: Methotrexat dùng đường tiêm tĩnh mạch, sufasalazin.
  • Thuốc ức chế miễn dịch:  Cyclosporin A : 50 -150mg/24 giờ.
  • Thuốc ức chế yếu tố hoại tử u (TNF) alpha: infliximab.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top