Thoái hóa khớp gối là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn tại vùng gối, kèm theo hiện tượng giảm chất lượng dịch khớp. Đây là bệnh lý thoái hóa mạn tính, tiến triển chậm, thường gặp ở người trung niên, cao tuổi và người có tiền sử chấn thương hoặc làm việc nặng.
Thoái hóa khớp gối gồm 2 dạng:
Nguyên phát: liên quan đến tuổi tác, di truyền, thay đổi nội tiết (mãn kinh, đái tháo đường…).
Thứ phát: liên quan đến chấn thương, thừa cân – béo phì, lười vận động, dinh dưỡng kém, hoặc do dị tật, viêm khớp dạng thấp.
Một số yếu tố nguy cơ phổ biến:
Phụ nữ ≥55 tuổi, người thường xuyên mang giày cao gót
Người làm công việc nặng, thường xuyên đứng lâu, gập gối
Chế độ ăn thiếu canxi, thiếu vi chất hỗ trợ khớp
Tuổi tác cao là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa khớp gối
Người bệnh nên đến cơ sở y tế khi có các biểu hiện sau:
Đau khớp gối: đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi
Cứng khớp: khó duỗi hoặc gập gối vào buổi sáng
Sưng nóng khớp: đầu gối sưng đỏ, có thể có tiếng lạo xạo khi di chuyển
Teo cơ, biến dạng khớp: xuất hiện ở giai đoạn muộn nếu không điều trị kịp thời
Giảm cân nếu thừa cân – béo phì: giảm áp lực lên khớp gối
Tăng cường dinh dưỡng:
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, cá béo (cá hồi, cá ngừ…)
Bổ sung vitamin D, C, E, canxi, collagen type II từ thực phẩm hoặc theo chỉ định bác sĩ
Tập luyện đúng cách:
Ưu tiên bài tập nhẹ: đi bộ chậm, yoga, đạp xe tĩnh
Tránh các môn thể thao va chạm mạnh (bóng đá, bóng rổ…)
Khởi động kỹ trước khi tập, xoa bóp vùng khớp sau khi tập
Vật lý trị liệu chuyên biệt:
Áp dụng các bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn chuyên môn
Có thể kết hợp các phương pháp hỗ trợ: siêu âm trị liệu, chườm nóng/lạnh, sóng ngắn…
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý mạn tính nhưng có thể kiểm soát hiệu quả nếu được chẩn đoán sớm và can thiệp đúng cách. Người bệnh cần chủ động thăm khám định kỳ, tuân thủ hướng dẫn điều trị, duy trì lối sống lành mạnh để nâng cao chất lượng sống và phòng ngừa biến chứng lâu dài.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh