✴️ Nguyên nhân gây nấm âm đạo của các chị em cần nắm được

Bệnh nấm âm đạo là gì?

Nấm âm đạo là một trong những viêm nhiễm xảy ra tại cơ quan sinh dục nữ. Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nấm âm đạo gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và chất lượng đời sống tình dục của người phụ nữ.

Có nhiều nguyên nhân gây nấm âm đạo.

Có nhiều nguyên nhân gây nấm âm đạo.

Nguyên nhân gây nấm âm đạo

Có rất nhiều nguyên nhân gây nấm âm đạo. Nấm âm đạo thường gặp ở phụ nữ là do nấm Candida Albicans gây ra.
Môi trường pH bình thường của âm đạo là từ 3,4 – 4,6. Môi trường này giữ cho âm đạo không bị viêm nhiễm. Nếu môi trường âm đạo bị thay đổi vì một lý do nào đó, nấm sẽ tiến triển gây ra chứng nhiễm nấm âm đạo.

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, thụt rửa sâu cũng sẽ phá vỡ môi trường pH của âm đạo là nguyên nhân gây nấm âm đạo.

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, thụt rửa sâu cũng sẽ phá vỡ môi trường pH của âm đạo là nguyên nhân gây nấm âm đạo.

Nấm âm đạo còn có thể do việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài.
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, thụt rửa sâu cũng sẽ phá vỡ môi trường pH của âm đạo gây nấm âm đạo.
Mặc đồ lót chật, ẩm ướt, không thay quần lót thường xuyên cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài ra, việc rửa vệ sinh bằng các loại xà phòng có tính sát khuẩn cao sẽ làm cho vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt, gây mất cân bằng vi khuẩn, dẫn đến mất cân đối môi trường âm đạo dễ bị nhiễm nấm.

Biểu hiện của nấm âm đạo

Khi nhiễm nấm âm đạo, phụ nữ cảm thấy ngứa rát vùng kín, ra khí hư bột, trắng đục, cứng và khô như vôi.

Loại bỏ bệnh nấm âm đạo như thế nào?

Cách chữa viêm nấm phụ khoa là cần sử dụng kháng sinh chống nấm ở cả đường uống lẫn đặt thuốc tại chỗ. Nếu phụ nữ đã lập gia đình bị nhiễm nấm thì nên cách điều trị bệnh nấm phụ khoa là áp dụng cho cả vợ lẫn chồng.
Trong quá trình hỗ trợ điều trị chị em không được tự ý dừng đặt thuốc  nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.
Bệnh nấm âm đạo không gây nguy hiểm cho nữ giới, nhưng lại gây ngứa rát, khó chịu khi quan hệ tình dục, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Thêm vào đó, khi môi trường pH âm đạo thay đổi, nấm dày đặc cũng làm cho tinh trùng không có “đường” để chạy qua âm đạo vào cổ tử cung, giảm khả năng thụ thai.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo nấm âm đạo rất dễ tái phát vì môi trường pH dễ thay đổi. Vì vậy, để tránh nhiễm nấm, chị em nên thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục, giữ quần áo khô ráo, sạch sẽ, phơi ở nơi có ánh sáng mặt trời. Khi vệ sinh chỉ nên rửa ở bên ngoài, không nên thụt rửa sâu để tránh làm mất cân bằng môi trường pH.

Tuy nhiên chị em cần phải đi khám phụ khoa để được bác sĩ tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và có những chỉ định dùng thuốc phù hợp.

Phòng bệnh nấm âm đạo như thế nào?

Để phòng bệnh nấm âm ddaojj, chị em nên khám phụ khoa định kỳ; bổ sung chế độ ăn uống – ăn nhiều trái cây, tránh sử dụng những thực phẩm lên men, rượu, pho mát, tránh đồ chua, ăn nhiều rau, cá, ngũ cốc, ăn nhiều tỏi…; mặc đồ lót thông thoáng, chất liệu cotton; không dùng các hóa chất có tính khử mạnh…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top