✴️ Vì sao bị nấc (nấc cụt)?

Nội dung

NẤC (HICCUP)

???? Bệnh nguyên

1. Cơ chế

Do có sự kích thích lên các dây thần kinh hoành hướng tâm hoặc ly tâm hoặc trung tâm tủy sống chi phối các cơ hô hấp, đặc biệt là cơ hoành -> co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành đẩy một luồng khí đột ngột ra khỏi phổi theo sau là sự đóng đột ngột của thanh môn cản trở dòng khí đi ra và gây ra âm thanh đặc trưng.

2. Nguyên nhân

Nấc tạm thời: thường xảy ra trong vài phút hoặc <24h, hầu hết không có lý do rõ ràng, là hiện tượng sinh lý bình thường, không đe dọa sức khỏe, tự biến mất.

+ Giãn dạ dày: sau ăn no, uống đồ uống có ga

+ Uống đồ uống nóng hoặc chất kích thích (rượu, hút thuốc)

+ Căng thẳng

+ Sau phẫu thuật vùng ngực, bụng -> kích thích thần kinh hoành, thần kinh phế vị.

Nấc kéo dài (2 ngày) và kháng trị (>1 tháng): không thường gặp nhưng khá nguy hiểm (thường có bệnh lý đi kèm hay tiềm ẩn)

+ Thực quản: trào ngược dạ dày thực quản, các rối loạn thực quản khác

+ Bụng: Phẫu thuật ổ bụng, bệnh đường ruột, bệnh túi mật, di căn gan, viêm gan, viêm tụy, mang thai, phẫu thuật ổ bụng

+ Ngực: hen, viêm màng phổi, viêm phổi, viêm màng ngoài tim, phẫu thuật lồng ngực

+ Thần kinh trung ương: đột quỵ, u hố sau, viêm não, chấn thương sợ não

+ Bệnh lý kích thích thần kinh phế vị: bướu cổ, viêm họng

+ Thuốc: Corticosteroid, barbiturates, hóa trị liệu,...

 

???? Đánh giá

Thời gian nấc

Triệu chứng, dấu hiệu kèm theo: tiêu hóa, hô hấp, thần kinh

Tiền sử: rối loạn về hô hấp, tiêu hóa, dùng thuốc, uống rượu, phẫu thuật gần đây

Phân loại tình trạng nấc

Người ta phân chia nấc thành nấc cấp tính và nấc mạn tính.

  • Nấc cấp tính thông thường chỉ nấc một thời gian ngắn (khoảng vài giờ đến vài ngày, tần số thấp).
  • Nấc mạn tính là những trường hợp nấc liên tục và kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày, thậm chí nấc kéo dài trong vài tháng hoặc lâu hơn làm cho người bệnh rất khó chịu, lo lắng và có nhiều bức xúc gây mệt mỏi, mất ngủ, sụt cân. 

Đối với một số người bệnh sau mổ vùng bụng, vùng ngực đang thời kỳ hậu phẫu, mà bị nấc thì làm cho vết mổ bị đau, đôi khi làm cho vết mổ chậm liền sẹo do khi lên cơn nấc làm co kéo các cơ thành bụng. 

 

???? Cận lâm sàng

Bệnh nhân có nấc kéo dài và chưa có nguyên nhân rõ ràng nên được làm xét nghiệm như: Điện giải, đo lượng nito có trong ure máu (BUN), nội soi đường tiêu hóa trên, theo dõi pH thực quản, Xquang ngực. Nếu không có bất thường có thể làm MRI, CT sọ não, ngực,...

 

???? Điều trị

1.Nấc tạm thời

Hít sâu -> nín thở ít nhất 10s -> thở ra nhẹ nhàng ( tăng nồng độ CO2 ->ức chế thần kinh phế vị -> cắt đứt xung động gây nấc)

Kích thích thần kinh phế vị bằng cách kích thích họng: nuốt đường, bánh mì khô, kích thích nôn

Uống nước từ từ từng ngụm: khi nuốt, các cơn co thắt nhịp nhàng của thực quản đè lên co thắt của cơ hoành làm hết nấc.

Bịt 2 tai: bịt chặt 2 tai trong 5 phút -> kích thích nhánh dây thần kinh phế vị tạo cung phản xạ mới

Ép động mạch cảnh : Dùng hai ngón tay ép mạnh vào động mạch cảnh hai bên -> ức chế lên dây thần kinh quặt ngược -> giảm kích thích co cơ hoành

2.Nấc kéo dài: thường khó khăn khi điều trị

Tìm và giải quyết nguyên nhân

Phẫu thuật cắt dây phế vị là biện pháp cuối cùng khi mọi biện pháp khác không có kết quả trong khi bệnh có chiều hướng tăng lên cả cường độ và tần suất xuất hiện và kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống.

 

???? Phòng tránh

Ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ để tránh giãn dạ dày đột ngột

Hạn chế đồ cay nóng, chất kích thích, đồ uống có ga

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top