1. Nguyên nhân gây Bệnh viêm khớp cổ chân
Bệnh viêm khớp cổ chân cũng như các dạng viêm khớp khác là sự suy thoái và bào mòn của lớp sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân. Viêm khớp cổ chân có thể xảy ra ở bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên, bệnh có nhiều ở người già, những người vận động nhiều và phải lao động thể lực nặng nhọc.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến viêm khớp cổ chân như: Một số các bệnh viêm khớp mạn tính, các chấn thương nhỏ ở cổ chân…
Khi bị viêm khớp cổ chân, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói ở vùng khớp cổ chân, vướng víu khi vận động. Các cơn đau nhức có thể xảy ra bất chợt hay khi gắng sức hoặc ấn vào vùng khớp vị viêm. Các cơn đau sẽ giảm khi người bệnh được nghỉ ngơi.
Bệnh viêm khớp cổ chân kéo dài trong một thời gian dài sẽ dẫn tới bệnh teo cơ và trong một số trường hợp còn có thể gây biến dạng xương. Ngoài ra, bệnh viêm khớp cổ chân còn có thể gây ra các phản ứng viêm như: Sưng, nóng, đỏ ở khớp cổ chân hoặc nặng hơn là tràn dịch khớp kéo theo các cơn đau suốt ngày đêm khiến người bệnh đau nhức vô cùng khổ sở.
2. Chữa viêm khớp cổ chân như thế nào?
Khi bị viêm khớp cổ chân, người bệnh cần đi khám bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và chỉ định phương pháp chữa viêm khớp cổ chân phù hợp. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, chống viêm. Ngoài ra, các phương pháp như:
Dùng khăn hoặc túi lạnh – nóng để chườm, xoa bóp nhẹ nhàng, dùng dầu gió hoặc kem deefheat xoa vào khớp làm cho nóng lên… là những cách giúp làm giảm đau nhức khớp cổ tay.
Trường hợp, khớp cổ chân bị cứng thì bệnh nhân nên tập co, duỗi khớp cổ chân.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, người bệnh viêm khớp cổ chân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về chữa trị mà không có chỉ định của bác sĩ.
Một chế độ sinh hoạt hợp lý về việc ăn uống, đi lại, tập luyện nhưng cũng tùy theo điều kiện và cơ địa của mỗi người sẽ giúp phòng ngừa viêm khớp cổ chân cũng như giúp người bệnh nhanh phục hồi hơn trong quá trình điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh