✴️ Khám và điều trị bệnh lao xương khớp

Nội dung

Sau lao phổi, người bệnh có thể gặp phải tình trạng lao xương khớp. Đây là bệnh lý nguy hiểm mang đến nhiều nguy cơ sức khỏe cho người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

 

 LAO XƯƠNG KHỚP LÀ GÌ

Lao xương khớp là bệnh lý xương khớp do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh thường xảy ra sau khi bị lao phổi hoặc trực khuẩn lao xâm nhập vào xương khớp qua đường tiêu hóa. Cột sống là vị trí dễ bị tấn công chiếm đến 60 – 70% ca bệnh, xếp sau là khớp háng và khớp gối.

Lao xương khớp là bệnh lý xương khớp do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên

 

NGUYÊN NHÂN GÂY LAO XƯƠNG KHỚP

-Lao người là tác nhân gây bệnh chủ yếu. Đối với lao bò hay vi khuẩn kháng cồn kháng toán không điển hình thường ít gặp hơn.

-Sau 2 – 3 năm sau đợt lao sơ nhiễm, người bệnh sẽ gặp phải lao xương khớp hay xảy ra sau lao màng và trước lao nội tạng.

-Vi khuẩn lao đến khớp qua đường máu. Ít gặp vi khuẩn theo đường bạch huyết tấn công đến xương khớp. Ngoài ra, lao có thể lan từ ổ áp xe lạnh ở thắt lưng đến khớp háng.

 

TRIỆU CHỨNG CỦA LAO XƯƠNG KHỚP

Lao xương khớp được chia làm 3 giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn có các triệu chứng điển hình khác nhau. Cụ thể là:

-Giai đoạn khởi đầu: Chưa có dấu hiệu rõ rệt, người bệnh chỉ thấy đau mơ hồ ở nhiều vị trí xương khớp, ăn uống kém, sụt cân. Tại vị trí lao xương khớp cản trở quá trình vận động, sờ thấy bao khớp dày, cơ quanh khớp bị teo và có hạch di động. Lúc này, nếu chụp X quang có thể thấy hình ảnh loãng xương, khe khớp hẹp.

-Giai đoạn toàn phát: Ở vị trí lao xương, khớp sưng to, cơ xung quanh khớp teo nhanh, ấn vào thấy rất đau. Hạch ở vùng tổn thương cứng và có định, áp xe lạnh lan rộng. Nếu lao khớp háng có thể dẫn tới trật khớp, xương biến dạng thậm chí là gãy dù không gặp phải chấn thương.

-Giai đoạn ổn định: Các triệu chứng đã giảm nhưng không thể khỏi hẳn. Di chwsg bệnh không thể điều trị triệt để như liệt, rò… Nếu không điều trị, bệnh có thể tái phát lại ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng xương khớp.

 

KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ LAO XƯƠNG KHỚP

-Người bệnh cần được thăm khám lâm sàng và thực hiện các phương pháp cận lâm sàng như chụp X quang, xét nghiệm máu để xác định mức độ lao xương khớp.

-Đối với điều trị nội khoa, người bệnh được chỉ định thuốc chống lao kết hợp cùng thuốc chống bội nhiễm theo liều lượng phù hợp.

-Cố định khớp trong giai đoạn bệnh tiến triển nhưng cần thay đổi nhiều tư thế để hạn chế tình trạng teo cơ, cứng khớp sau điều trị.

-Chỉ định can thiệp ngoại khoa đối với các trường hợp có ổ áp xe, mảnh xương chết hay khớp lệch nhiều ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.

-Người bệnh cần kiên trì điều trị bởi thời gian điều trị thường kéo dài, ít nhất khoảng 18 tháng mới mang đến hiệu quả triệt để, hạn chế tái phát.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top