✴️ Vỡ màng ối

Nội dung

Chuyện gì diễn ra khi vỡ túi ối?

Túi ối với vai trò giữ thai nhi ổn định và an toàn khi ở trong bụng mẹ, thêm vào đó với việc chứa đựng nước túi ối còn giúp tạo môi trường để thai nhi phát triển, duy trì nhiệt độ và giữ cho dây rốn không bị khô hay chèn ép.

Khi cơ thể sẵn sàng cho việc sanh đẻ, túi ối sẽ vỡ ở thời điểm này và chảy ra ngoài theo ngã âm đạo. Túi ối có thể vỡ trước hoặc trong khi sanh đẻ, thời điểm mà bạn bắt đầu thấy những cơn co thắt ở tử cung và cổ tử cung của bạn cũng mỏng dần và mở rộng ra để phục vụ quá trình sanh em bé.

Nếu túi ối vỡ trước khi có những cơn cơ tử cung, lúc này sẽ được gọi là vỡ ối “sớm”. Trong thực tế có khoảng 10% những ca sanh đủ tháng có ối vỡ “sớm”. Thường nước ối sẽ ra theo kiểu nhỏ giọt hơn là thành tia. Đôi khi rất lâu sau khi có chuyển dạ thì túi ối mới vỡ. Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ các dấu hiệu vỡ ối.

Những dấu hiệu vỡ ối

Các dấu hiệu gần như rất thay đổi ở mỗi sản phụ. Bạn cần lưu ý các dấu hiệu sau:

  • Cảm giác nước chảy ra nhanh giống như tiểu ra quần;
  • Ra nước rỉ rả liên tục;
  • Nhỏ giọt chậm;
  • Ra nước rồi lại ngưng.

Đôi khi bạn có thể nghe thấy hoặc cảm thấy có tiếng vỡ nhỏ. Và cần nhớ rằng mùi nước ối không giống mùi nước tiểu.

Cần làm gì khi vỡ ối

Nếu nghi ngờ túi ối bị vỡ, điều cần làm sử dụng ngay băng vệ sinh và liên hệ ngay cho bác sĩ. Và trong những tình huống ối vỡ không rõ ràng, bác sĩ sẽ làm một test đơn giản để xác định chính xác.

Nếu sau 37 tuần tuổi thai, bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi trong bệnh viện khoảng vài giờ để xem có dấu hiệu chuyển dạ sanh hay không. Hoặc đôi khi có thể khởi phát chuyển dạ (kích thích sanh). Hầu hết các sản phụ sẽ đi vào chuyển dạ sanh trong vòng 12 giờ.

Các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra từ mẹ được khởi phát chuyển dạ ngay ít nhiễm trùng hơn, giảm tỉ lệ cần chăm sóc đặc biệt và xuất viện sớm hơn so với lựa chọn theo dõi và chờ đợi sau khi mẹ bị vỡ ối. Bạn cần phải trao đổi trực tiếp với bác sĩ để có được lựa chọn tốt nhất cho cả 2 mẹ con.

vỡ túi ối

 

Vỡ ối sớm

 

Có khoảng 3% sản phụ có vỡ ối trước thời điểm 37 tuần thai kì, lúc này sẽ được gọi là ối vỡ “non”. Những đối tượng nguy cơ cao cho tình trạng này bao gồm:

  • Mẹ nhẹ cân;
  • Hút thuốc lá;
  • Lần mang thai trước cũng có ối vỡ “non”;
  • Nhiễm trùng tiểu không được điều trị;
  • Có ra huyết âm đạo ở bất kì thời điểm nào trong thai kì;
  • Có vấn đề bất thường ở cổ tử cung trong thai kì.

Bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức khi ối vỡ “non”.

Nếu lúc này tuổi thai trên 34 tuần: bác sĩ có thể đề nghị khả năng sanh ngay cho bạn để giảm nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và thai.

Nếu tuổi thai là 23-34 tuần: lựa chọn tốt nhất là trì hoãn việc sanh để thai có nhiều thời gian phát triển. Bạn có thể được điều trị kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng đồng thời sử dụng 1 đợt Steroid để giúp phổi thai nhi trưởng thành nhanh hơn. Gần như bạn phải nằm lại bệnh viện cho tới khi sinh.

Nếu vỡ ối trước 23 tuần: bác sĩ sẽ phải nói chuyện cụ thể về mối nguy hiểm và lợi ích của việc tiếp tục thai kì. Em bé sanh ở thời điểm này sẽ đi kèm với tỉ lệ sống không cao cũng như tăng nguy cơ tổn thương về thần kinh và thể chất.

Khi túi ối không vỡ

Nếu bạn đã vào chuyển dạ nhưng quá trình này kéo dài, đôi khi bác sĩ có thể chủ động làm vỡ màng ối. Bằng cách đưa 1 que nhựa vào âm đạo để áp vào màng ối và làm vỡ nó. Nhưng các nghiên cứu cho thấy thủ thuật này không làm quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn ở đa số các trường hợp. Nhân viên y tế chỉ nên làm khi mà đầu thai nhi đã lọt vào trong khung chậu đủ thấp để áp chặt vào cổ tử cung. Nếu không thì cơ thể của bạn cũng sẽ tiếp tục quá trình chuyển dạ theo đúng diễn tiến tự nhiên.

Xem thêm: Chọc ối giúp phát hiện những gì

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top