✴️ Các phương pháp đưa thức ăn vào cơ thể người bệnh

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Có nhiều hình thức đưa thức ăn vào cơ thể người bệnh tuỳ theo tình trạng bệnh lý:

Người bệnh được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Nuôi ăn qua miệng 

Chỉ định

Chỉ áp dụng cho những người bệnh có khả năng nhai và nuốt bình thường, không có vết thương miệng, tri giác bình thường.

Yêu cầu 

Cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng cơ bản tùy từng giai đoạn của bệnh và phù hợp với chế độ ăn bệnh lý của từng loại bệnh. 

Giúp người bệnh ăn ngon miệng. 

Hiểu tâm lý của người bệnh khi bị bệnh (chán ăn, kiêng cử do sợ việc ăn uống ảnh hưởng đến tình trạng bệnh lý). Cần có thái độ quan tâm, ân cần khi tiếp xúc người bệnh, khuyến khích người bệnh ăn, giáo dục cho người bệnh ăn đúng theo chế độ ăn điều trị tùy theo loại bệnh.

Có kiến thức về chế độ ăn uống, các loại thức ăn, giúp người bệnh thoải mái trong việc ăn uống. 

Giáo dục người bệnh ăn thức ăn tươi, hợp vệ sinh.

Nuôi ăn qua ống thông mũi  dạ dày

Chỉ định

Người bệnh mê.

Người bệnh bị tổn thương vùng miệng không nhai, nuốt được: gãy xương hàm, ung thư  lưỡi, hầu.

Người bệnh bị uốn ván nặng.

Người bệnh từ chối không chịu ăn.

Hình 37.1. Nuôi ăn qua ống thông mũi  dạ dày

Lưu ý

Cho người bệnh nằm đầu cao khi đặt ống.

Chắc chắn ống vào đúng dạ dày mới được cho thức ăn vào.

Mở dạ dày ra da

Chỉ định

Không ăn qua đường miệng được, cũng không thể đặt ống qua thực quản được: phỏng thực quản, ung thư thực quản.

Tình trạng người bệnh phải cho ăn bằng ống kéo dài nhiều ngày >1 tháng. 

Bất lợi

Dễ bị nhiễm trùng chân ống dẫn lưu.

ống dễ sút ra ngoài. 

Dễ bị xuất huyết nơi mở dạ dày ra da.

Và còn một số bất lợi giống như cho ăn qua ống thông.

Lưu ý

Tráng ống trước và sau khi cho ăn.

Chăm sóc ống dẫn lưu hằng ngày: vùng da xung quanh, vị trí ống thông, phát hiện sớm các biến chứng.

Sau khi cho thức ăn phải che chở kín đầu ống thông.

Nhỏ từng giọt vào hậu môn 

Phương pháp này ít thông dụng vì ruột thẳng là phần cuối của ruột già, là nơi nhận những cặn bã của quá trình tiêu hóa, không có men tiêu hóa, chỉ có khả năng hấp thụ một số chất bã được phân hủy ở giai đoạn đơn giản như: glucid, acid amin..., khả năng hấp thụ chậm, niêm mạc ruột dễ bị kích thích.

Chỉ định: cắt bỏ dạ dày, không thể nuôi ăn qua các đường khác. 

Nhược điểm: hiệu quả dinh dưỡng kém, nên chủ yếu dùng cho thuốc nhỏ giọt vào trực tràng để điều trị.

Lưu ý

Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch 

Là đưa vào máu dung dịch mà cơ thể có thể sử dụng ngay được, áp dụng cho những người bệnh giải phẫu qua đường tiêu hóa, người bệnh suy kiệt, người bệnh mất nước và điện giải, mất máu và huyết tương, hoặc dùng hỗ trợ thêm khi các đường cho ăn khác không hiệu quả.

Chỉ định 

Không thể nuôi ăn bằng những đường khác.

Hỗ trợ trong trường hợp người bệnh ăn uống quá kém.

Thay thế tạm thời khi không thể đưa thức ăn vào dạ dày.

ích lợi 

Cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng.

Chất dinh dưỡng được hấp thu trực tiếp vào máu.

Bất lợi 

KẾT LUẬN

Trong trường hợp người bệnh nuôi dưỡng bằng ống thông, người bệnh rất bi quan và buồn chán vì không thể ăn bình thường được, không có cảm giác vị giác về thức ăn qua miệng, lưỡi và mặc cảm với các ống thông.

Nhân viên y tế phải động viên, giải thích an ủi, và thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn cho người bệnh, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và nước uống trong suốt thời gian người bệnh được thực hiện cho ăn bằng ống thông.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top