Về mặt lý thuyết, omega 3 là axit béo không no chuỗi dài được tạo thành từ 3 nguyên tố là carbon, oxy và hydro theo cấu trúc mạch thẳng. Đây được xem là yếu tố cần thiết tham gia vào quá trình hình thành nên nhiều cấu trúc của cơ thể như tế bào thần kinh, thị giác và một số hợp chất mang hoạt tính sinh học. Có nhiều loại axit béo omega 3 nhưng có 3 loại phổ biến nhất là Ecosapentaenoic axit (EPA), Ecosapentaenoic axit (EPA) và Alpha lipoic axit (ALA).
Đau tim và đột quỵ là hai trong số những nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới. Nhiều thập kỷ trước, các nhà nghiên cứu đã quan sát rằng những người ăn nhiều cá có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch ít hơn so với người bình thường. Sau đó, hàng loạt bằng chứng thực nghiệm khác đưa ra đã lý giải vấn đề này là do tác dụng của omega 3 từ cá.
Vì vậy, các axit béo omega 3 được cho là mang lại nhiều lợi ích trong việc giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch ở các khía cạnh:
Bệnh gan nhiễm mỡ là căn bệnh rất phổ biến. Nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và là nguyên nhân chính gây ra bệnh gan mãn tính. Theo các chuyên gia, việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về omega 3 cho cơ thể sẽ làm giảm lượng mỡ trong gan và cải thiện tình trạng viêm với những đối tượng mắc bệnh lý này mà không phải do rượu.
Bên cạnh đó, việc bổ sung dầu cá thường xuyên cũng được chứng minh là giúp làm giảm hàm lượng triglycerides trong máu, nhờ đó hạn chế các vấn đề ở tim mạch có thể xảy ra.
Các nghiên cứu cho thấy rằng việc hấp thụ đủ axit béo omega 3 ở cả trẻ em và người lớn có thể giúp kéo dài giấc ngủ cũng như tăng chất lượng giấc ngủ.
Hỗ trợ điều trị trầm cảm
Bệnh trầm cảm là một trong các chứng rối loạn thần kinh phổ biến nhất trên thế giới. Nhiều nghiên cứu cho thấy các nước văn minh có dân số sử dụng nhiều thực phẩm chứa nhiều omega-3 thì số lượng người mắc chứng trầm cảm ít hơn. Vì vậy, người ta cho rằng dầu cá có thể tăng cường hiệu quả trong việc ngăn ngừa trầm cảm và giúp giảm các triệu chứng trầm cảm khi bị mắc chứng rối loạn lưỡng cực.
Thường xuyên tiêu thụ các loại dầu cá omega 3 có thể giúp làm giảm chứng cứng cơ và đau khớp. Ngoài ra, omega-3 còn giúp tăng cường hiệu quả của các loại thuốc chống viêm.
Có đến 60% não là chất béo và DHA chiếm 1/4 trong số đó. DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ. Đó là lý do các bà mẹ thường bổ sung DHA cho trẻ từ lúc còn rất nhỏ.
Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể là tác nhân lạ xâm nhập từ môi trường ngoài và bắt đầu tấn côngt chúng. Bệnh tiểu đường loại 1 là một ví dụ điển hình của bệnh tự miễn. Theo đó, bệnh lý này khiến cho hệ miễn dịch tấn công các tế bào sản sinh insulin trong tuyến tụy.
Omega-3 trong dầu cá có tác dụng chống lại các căn bệnh này và đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu đời. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc cung cấp đủ lượng omega-3 rất cần thiết trong suốt năm đầu đời để giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn bao gồm bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tự miễn ở người trưởng thành và bệnh đa xơ cứng,…
Ngoài ra, dầu cá còn có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh luput (bệnh ban đỏ hệ thống nguy hiểm), thấp khớp, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (bệnh viêm mãn tính ở ruột) và bệnh vảy nến.
* Nguồn thực phẩm chứa axit béo omega 3 DHA và EPA tốt nhất là cá. Một số loại cá chứa nhiều omega 3 hơn những loại khác bao gồm cá hồi, cá thu, cá trích, cá hồi hồ, cá mòi, cá cơm, cá ngừ. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Mỹ về việc sử dụng omega 3 thì chúng ta nên ăn cá ít nhất hai lần một tuần.
Hiệp hội cũng khuyến cáo sử dụng 1 gam EPA cùng với DHA mỗi ngày đối với những người bị bệnh tim. Ăn cá chứa nhiều mỡ là tốt nhất, nhưng bạn cũng có thể uống viên nang dầu cá. Cá ngừ là một loại thực phẩm chứa nhiều omega-3. Cá ngừ sống có nhiều omega-3 hơn cá ngừ đóng hộp. Lượng omega 3 trong một miếng thịt cá ngừ tươi là khác nhau, tùy thuộc vào từng loại.
Tham khảo thêm những nguồn thực phẩm giàu omega-3, một trong số đó là cá hồi, loại cá quen thuộc với nhiều gia đình Việt.
BS Lâm Vạn Phong - Phó trưởng khoa Dinh dưỡng