Khớp cổ tay thuộc dạng khớp phức tạp do có chứa nhiều khớp nhỏ hơn bên trong. Nó được tạo bởi 2 xương lớn và 8 xương nhỏ hơn.
Viêm khớp dạng thấp thường gây ra viêm các khớp tại một hay cả hai cổ tay, dẫn đến việc cổ tay bị đau và sưng lên. Bệnh nhân cũng thường bị cứng khớp, có thể dẫn đến cử động bị giới hạn.
Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tiến triển nặng dần dần, thường bắt từ những khớp nhỏ và khớp trung bình trước khi lan đến các khớp lớn hơn. Mặc dù lúc đầu các triệu chứng thường nhẹ nhưng chúng có thể trở nên rất đau đớn.
Trong quá trình tiến triển, viêm khớp dạng thấp có thể làm ảnh hưởng đến phạm vi vận động và sự linh hoạt của khớp cổ tay. Bệnh nhân có thể sẽ bị cứng khớp và giới hạn vận động của khớp.
Các triệu chứng thường xuất hiện và biến mất theo đợt, đây gọi là các đợt cấp. Nếu một khớp cổ tay bị viêm khớp dạng thấp thì khớp còn lại thường cũng sẽ bị ảnh hưởng sau này.
Viêm khớp dạng thấp làm tổn thương các sụn khớp, là phần đệm nằm trong khớp, giúp khớp có thể cử động mượt và êm. Khi viêm khớp dạng thấp phá hủy các lớp sụn này, các mặt xương của khớp chạm và trượt lên nhau gây tổn thương vĩnh viễn cho xương.
Việc này dẫn đến nhiều hệ lụy về sau. Ví dụ, các gân cơ mang nhiệm vụ cử động các ngón tay có thể bị rách, làm cho bệnh nhân không thể nào duỗi thẳng các ngón tay ra được.
Viêm khớp dạng thấp làm cho các khớp cổ tay bị đau và sưng lên. Theo thời gian, sự viêm này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn, làm biến dạng các khớp cổ tay.
Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cũng có thể có các nốt nằm ở gần cổ tay. Các nốt này thường nhỏ và cứng. Nốt thường cũng sẽ nổi lên xung quanh các khớp bị ảnh hưởng khác như là ngón tay hay khuỷu.
Lúc đầu, các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp thường nhẹ. Bệnh nhân chỉ cảm thấy khó chịu ở một vài thời điểm nhất định khi khớp bị đè ấn vào, ví dụ như khi xoay cổ tay.
Ở những giai đoạn sớm, phạm vi vận động của khớp thường chỉ bị giới hạn ít.
Theo thời gian, cơn đau trở nên nặng hơn và dai dẳng hơn. Bệnh nhân sẽ khó chịu kể cả khi đang không có đợt cấp.
Ngoài những triệu chứng liên quan đến khớp, viêm khớp dạng thấp còn gây ra:
Chẩn đoán
Để chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng ở vùng tổn thương và kiểm tra tiền căn bệnh lý của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đánh giá sự thay đổi hình thái của khớp và phạm vi hoạt động của chúng.
Bác sĩ còn có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm vài kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh học như X quang, siêu âm, hay chụp cộng hưởng từ (MRI) giúp bác sĩ xác định được mức độ nặng của tổn thương và vị trí chính xác của chúng.
Xét nghiệm máu cũng được thức hiện để kiểm tra xem bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp hay bị một loại viêm khớp khác, dựa vào thành phần của các kháng thể trong máu.
Bệnh viêm khớp không chữa được hoàn toàn, do đó các phương pháp điều trị chỉ để ngăn chặn sự phá hủy khớp, làm giảm các triệu chứng như đau và giới hạn vận động.
Giảm áp lực tại các khớp cổ tay
Hạn chế thực hiện các động tác gây tăng áp lực lên cổ tay cũng là một biện pháp giảm đau hiệu quả.
Rất khó để có thể tránh sử dụng cổ tay hoàn toàn, nhưng có một số loại nẹp hay dụng cụ khác có thể hỗ trợ cổ tay hoạt động.
Các bài tập vận động
Bệnh nhân cần phải giữ cho cổ tay chuyển động để có thể phòng tránh bị thêm thương tổn.
Luyện tập cổ tay có thể cải thiện được sự linh hoạt, phạm vi vận động, sức mạnh của cơ, nhằm làm giảm đi sự khó chịu tại nơi tổn thương.
Một số bài tập có thể giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bao gồm:
Một số bài tập khác cũng giúp làm giảm các triệu chứng toàn thân của viêm khớp dạng thấp:
Các chuyên gia vật lý trị liệu cũng có thể đề nghị thêm một số bài tập khác để cải thiện vận động của cổ tay.
Thuốc
Thuốc có thể giúp giảm đau, giảm viêm và làm chậm tiến triển của viêm khớp dạng thấp.
Bác sĩ thường sẽ kê thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) để kiểm soát phản ứng viêm. Đây là bước quan trọng trong việc hạn chế được cơn đau và giúp phục hồi giới hạn cử động của cổ tay. Các loại thuốc khác có thể giúp giảm viêm bao gồm:
Phẫu thuật
Nếu viêm khớp dạng thấp gây ra các thương tổn vĩnh viễn trong khớp cổ tay, hoặc nếu như các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân thực hiện phẫu thuật. Mục đích là nhằm để bỏ đi hay thay thế các thành phần bị tổn thương của khớp.
Một số loại phẫu thuật dùng để kết hợp các phần xương đang bị ma sát lên nhau trong khớp.
Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp ở cổ tay có nguy cơ cao mắc phải viêm bao gân ở mu bàn tay gây ảnh hưởng lên các gân cơ.
Nếu viêm lan đến bàn tay, các gân cơ có nguy cơ bị tổn thương, lúc đó bác sĩ sẽ chuyển bệnh nhân đến gặp chuyên gia phẫu thuật bàn tay do rách gân cơ rất khó để tiếp cận điều trị.
Nếu không dược thì bác sĩ sẽ khuyến cáo tiêm steroid vào bao gân, đây là biện pháp phòng ngừa.
Viêm khớp dạng thấp thường gây ảnh hưởng cổ tay. Trong lúc bệnh diễn tiến, các triệu chứng thường sẽ trở nên xấu đi, và bệnh nhân cần phải tập vận động, sử dụng thuốc, hay phối hợp các biện pháp để làm giảm các triệu chứng.
Đây là tình trạng mạn tính. Theo thời gian nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn và giới hạn hoạt động cổ tay.
Nếu bác sĩ phát hiện kịp thời và bệnh nhân được phối hợp điều trị đúng cách, thì viêm khớp dạng thấp có thể chỉ sẽ gây ra các triệu chứng nhẹ.
Xem thêm: Gía trị chẩn đoán của MRI trong bệnh Viêm Khớp
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh