Viêm đường tiết niệu (UTI – Urinary Tract Infection) là tình trạng nhiễm khuẩn tại một phần hoặc toàn bộ hệ tiết niệu, bao gồm: niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Tác nhân thường gặp nhất là vi khuẩn Escherichia coli (E.coli), bên cạnh đó có thể do nấm hoặc ký sinh trùng.
Viêm đường tiết niệu dưới: ảnh hưởng chủ yếu đến niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt (ở nam).
Viêm đường tiết niệu trên: tổn thương lan đến niệu quản và thận.
Viêm tiết niệu dễ tái phát, tuy không khó điều trị nếu phát hiện sớm nhưng có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không xử trí kịp thời.
Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý có tỷ lệ tái phát cao
Tiểu buốt, tiểu rắt: Tiểu nhiều lần nhưng lượng ít, cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
Nước tiểu đục, có mùi khai nồng, có thể lẫn máu.
Đau bụng dưới, đau hông lưng, đặc biệt nếu nhiễm khuẩn lan lên thận.
Sốt, ớn lạnh, buồn nôn, mệt mỏi, có thể biểu hiện nhiễm trùng hệ thống.
Viêm tiết niệu uống thuốc gì, liều lượng ra sao phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm và phác đồ điều trị của bác sĩ
Tổn thương mô niêm mạc hệ tiết niệu, gây chảy máu, chảy mủ, để lại sẹo hoặc hẹp đường tiểu.
Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Do lan nhiễm sang cơ quan sinh sản.
Nhiễm trùng ngược dòng gây viêm thận – bể thận cấp/mạn, dẫn đến suy giảm chức năng thận.
Nhiễm trùng máu (sepsis): Biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng.
Suy giảm chất lượng đời sống tình dục: Gây đau khi quan hệ, xuất tinh ra máu ở nam.
Tùy theo mức độ bệnh, vị trí viêm, tình trạng cơ địa người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định:
Trường hợp nhẹ (viêm không biến chứng):
Kháng sinh đường uống, thường dùng trong 3–5 ngày.
Kết hợp thuốc giảm đau, hạ sốt nếu cần.
Trường hợp nặng (viêm có biến chứng, sốt cao, nhiễm trùng huyết):
Điều trị nội trú, truyền kháng sinh đường tĩnh mạch.
Theo dõi sát lâm sàng và các chỉ số sinh hóa.
Trường hợp tái phát nhiều lần:
Kháng sinh liều thấp kéo dài (6 tháng trở lên).
Điều chỉnh nguyên nhân liên quan tình dục: dùng kháng sinh sau mỗi lần quan hệ.
Liệu pháp hormone (nữ mãn kinh).
Thuốc | Nhóm | Liều dùng phổ biến | Lưu ý |
---|---|---|---|
Cephalexin | Cephalosporin thế hệ 1 | 500mg × 3 lần/ngày (người lớn) | Gây buồn nôn, tiêu chảy, dị ứng |
Nitrofurantoin | Nitrofurans | 100–200mg × 3–4 lần/ngày | Hiệu quả cao nhưng nhiều tác dụng phụ |
Trimethoprim | Ức chế folate | 100mg × 2 lần/ngày trong 10 ngày | Không dùng cho người suy gan/thận |
Mictasol Bleu | Thuốc sát khuẩn tiết niệu | 2 viên/lần × 2–3 lần/ngày | Thường dùng kết hợp kháng sinh khác, nước tiểu có thể xanh |
Lưu ý: Tất cả thuốc kháng sinh cần được chỉ định và theo dõi bởi bác sĩ. Không tự ý mua và sử dụng để tránh kháng thuốc và biến chứng nặng.
Uống đủ nước (≥ 2 lít/ngày) để tăng lượng nước tiểu, giúp loại bỏ vi khuẩn.
Không nhịn tiểu, đi tiểu ngay khi có nhu cầu.
Vệ sinh vùng kín đúng cách, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục.
Tuân thủ đủ liều – đúng giờ thuốc kháng sinh dù triệu chứng đã thuyên giảm.
Tăng cường miễn dịch: ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin C, rau xanh, trái cây.
Vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu.
Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su, tiểu tiện sau quan hệ.
Theo dõi tái khám định kỳ nếu từng có tiền sử viêm tiết niệu tái phát.
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp nhưng có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách. Người bệnh cần chủ động thăm khám sớm, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, đồng thời thực hiện các biện pháp chăm sóc – phòng ngừa hợp lý để bảo vệ sức khỏe hệ tiết niệu và sinh sản.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh