5 dấu hiệu sinh tồn của cơ thể là gì ?

Dấu hiệu sinh tồn là gì?

Dấu hiệu sinh tồn hay dấu hiệu sống (Vital signs) là một nhóm gồm từ 4 – 6 dấu hiệu quan trọng, cho biết trạng thái sống còn của cơ thể. Thông thường gồm 4 dấu hiệu chủ yếu: nhiệt độ, mạch, huyết áp và nhịp thở. Sau này, có nhiều bác sĩ còn đề cập đến dấu hiệu thứ 5 là chỉ số bão hòa oxy trong máu SpO2.

 

Tầm quan trọng của dấu hiệu sinh tồn

Những dấu hiệu này chỉ rõ tình trạng hoạt động của các cơ quan, phản ánh chức năng sinh lý của cơ thể và xác định bệnh lý có thể xảy ra, cho thấy tiến trình hồi phục của bệnh nhân.

Dấu hiệu sinh tồn của một người thay đổi theo cân nặng, giới tính, độ tuổi, sức khỏe tổng thể và điều kiện ngoại cảnh. Các dấu hiệu này duy trì ở giá trị nhất định để duy trì sự sống của con người. Nếu nó thay đổi và vượt khỏi ngưỡng bình thường sẽ làm các cơ quan khác trong cơ thể mất cân bằng và sinh bệnh, dẫn đến tử vong.

Theo dõi các dấu hiệu này, giúp bạn và bác sĩ phát hiện những vấn đề bất thường trong cơ thể. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào của dấu hiệu sinh tồn, phải thông báo ngay với bác sĩ để can thiệp kịp thời, phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

 

Các dấu hiệu sinh tồn của cơ thể

Nhiệt độ

Con người là động vật hằng nhiệt, chính vì vậy yếu tố nhiệt độ môi trường gần như không ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ trung tâm cơ thể con người ổn định ở mức 37 độ C. Nhiệt độ ngoại vi là nhiệt độ ở da thường có thể bị ảnh hưởng bởi môi trường nên sẽ thấp hơn nhiệt độ trung tâm.

Nhờ quá trình sinh nhiệt và mất nhiệt mà thân nhiệt con người được cân bằng.

  • Sinh nhiệt do sự chuyển hóa bao gồm sự co mạch, co cơ, rung giật cơ, vận động, hoạt động hệ nội tiết…
  • Mất nhiệt là quá trình vật lý khi cơ thể tiếp xúc với môi trường, thải nhiệt qua da, hơi thở, mồ hôi…

Nhịp thở

Hô hấp là quá trình trao đổi khí oxy và CO2, bao gồm 2 tác động hít vào và thở ra. Các cơ quant ham gia vào hô hấp gồm cơ hoành, cơ liên sườn, cơ ức đòn chum, cơ thang… Trung khu hô hấp ở hành não sẽ làm nhiệm vụ điều hòa chức năng hô hấp.

Mạch

Là sự nảy nhịp nhàng theo nhịp tim khi đặt tay lên động mạch. Thường vị trí xác định động mạch nằm ở cổ tay, vùng bẹn hoặc cổ…

Bắt mạch được xem là phương pháp đếm số nhịp tim. Tuy nhiên, không phải lúc nào mạch cũng trùng nhịp tim, thường gặp ở người có bệnh lý rối loạn nhịp tim.

Huyết áp

Là áp lực của máu lên thành động mạch. Bao gồm chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp cao nhất trong mạch máu) và huyết áp tâm trương (huyết áp thấp nhất xảy ra giữa các lần tim co bóp).

Chỉ số bão hòa oxy trong máu

Chỉ số SpO2 được xem là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể. SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng cầu.

 

Các yếu tố gây ảnh hưởng đến 5 dấu hiệu sinh tồn

  • Yếu tố sinh lý: tuổi tác, giới tính, thói quen tập luyện, tình trạng tăng thân nhiệt, tâm lý.
  • Dùng thuốc: thuốc chống loạn nhịp, thuốc giảm đau liều cao, thuốc trợ tim…
  • Yếu tố bệnh lý: tim mạch, hô hấp,…

Theo dõi thường xuyên các dấu hiệu sinh tồn rất quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện sớm bất thường của cơ thể bệnh nhân để có phương án điều trị kịp thời và hiệu quả.

return to top