Những loại phẫu thuật đau đớn nhất

Nội dung

Dưới đây là 6 loại phẫu thuật được cho là gây đau đớn nhất nhưng bạn có thể sẽ phải trải qua vào một thời điểm nào đó trong đời.

Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng, cảm nhận về đau của mỗi người là khác nhau, do vậy có thể với người này, cảm giác đau là không chịu được nhưng với người khác, cảm giác đau lại hết sức bình thường.

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật

Có 2 loại phẫu thuật cắt bỏ túi mật là phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mở. Hồi phục sau phẫu thuật nội soi là tương đối nhanh và không gây ra nhiều đau đón khó chịu. Ngược lại, nhiều người bắt buộc phải phẫu thuật mở để cắt túi mật và thấy rằng, loại phẫu thuật này gây ra rất nhiều đau đớn cả ngay sau khi phẫu thuật và trong suốt quá trình hồi phục.

Cảm giác khó chịu có thể kéo dài từ 4-6 tuần nhưng cảm giác khó chịu sẽ giảm dần so với lúc vừa phẫu thuật xong.

Một lý do khác gây đau đớn là do cơ thể chưa quen với việc chưa tiêu hoá được chất béo ở một mức độ nào đó so với trước khi phẫu thuật. Một số bệnh nhân sau khi phẫu thuật đã cắt giảm lượng chất béo trong chế độ ăn hoặc chia nhỏ bữa ăn có chứa chất béo thành nhiều bữa nhỏ hơn để dễ tiêu hoá.

 

Hút mỡ

Hút mỡ là một thủ thuật không bắt buộc. Thủ thuật này bao gồm việc cắt bỏ lớp mỡ dưới da và tạo hình lại cơ thể. Bạn có thể sẽ phải hút mỡ nếu bạn thấy mỡ cơ thể của bạn phân bố không đều và tích tụ nhiều tại một số vị trí như dưới cánh tay hoặc ở đùi. Kết quả ngay lập tức sẽ là tình trạng bầm tím và khó chịu tại ví trí phẫu thuật. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào khối lượng mỡ bạn đã loại bỏ và vị trí phẫu thuật. Bạn có thể sẽ bị sưng trong vài ngày hoặc vài tuần.

 

Hiến tuỷ xương

Hiến tuỷ là một hành động cao cả, và nó sẽ càng cao cả hơn khi mà người hiến phải chịu đựng một mức độ đau đớn nhất định khi hiến. Tuy nhiên, sau sự đau đớn ấy, sẽ có một người được cứu sống, cho dù đó là một người xa lạ. Theo thống kê, có khoảng 84% số người hiến tuỷ xương bị đau lưng hoặc đau hông. Thời gian hồi phục trung bình là 20 ngày. Tuy nhiên, bạn có thể hồi phục được đa số các hoạt động bình thường trong khoảng 1-7 ngày sau khi tiến hành thủ thuật hiến tuỷ.

 

Cấy implant răng

Quá trình hồi phục sau khi cấy implant răng có thể kéo dài và gây nhiều đau đơn. Quá trình thực sự thường chỉ bao gồm cảm giác đau nhói khi tiêm tê, nhưng những tháng hồi phục sau đó kéo theo rất nhiều đau đớn. Bạn có thể sẽ bị bầm tím, sưng và chảy máu ở trong miệng. Cảm giác đau đớn nhất là mỗi lần nhai thức ăn cần sử dụng đến răng vừa tiến hành thủ thuật, bạn sẽ cảm thấy rất đau.

 

Thay khớp hông

Cảm giác đau của mỗi người khi thực hiện thủ thuật thay khớp hông là khác nhau. Đa số mọi người đồng ý rằng quá trình hồi phục và phục hồi chức năng gây ra rất nhiều đau đớn. Cơn đau có thể lan từ hông sang các bộ phận khác trên cơ thể, bao gồm cả chân và háng. Quá trình hồi phục hoàn toàn có thể kéo dài từ 6-12 tháng. Bạn có thể thực hiện đa số các hoạt động bình thường trong vòng 6-8 tuần sau phẫu thuật.

 

Phẫu thuật cắt tử cụng dạng mổ mở

Không giống như phẫu thuật cắt tử cung nội soi hoặc phẫu thuật cắt tử cung qua đường âm đạo thường sẽ gây ra ít đau đơn, phẫu thuật cắt tử cụng dạng mổ mở thường sẽ đi kèm với cảm giác khó chịu và sưng có thể kéo dài nhiều tuần sau phẫu thuật.

Các cơ ở vùng bụng được sử dụng trong nhiều cử động khác nhau của cơ thể trong suốt cả ngày. Kể cả những hoạt động đơn giản như đứng dậy hoặc lăn trên giường cũng có thể sẽ gây đau đơn sau khi phẫu thuật.

 

Để hồi phục nhanh sau phẫu thuật

Việc tuân thủ các hướng dẫn của bác sỹ  trong quá trình hồi phục là vô cùng quan trọng. Với nhiều thủ thuật ở trên, việc hồi phục sẽ bao gồm nghỉ ngơi một thời gian sau khi phẫu thuật. Bạn cũng cần phải thay đổi tạm thời một số thói quen như không mang vác vật nặng hoặc ăn thực phẩm mềm.

Mặc dù bạn cần phải hạn chế một số hoạt động thể chất nhưng nhìn chung bạn không cần phải hạn chế việc đi lại. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng đi bộ giúp làm giảm đau sau phẫu thuật.

Bác sỹ có thể sẽ kê đơn thuốc giúp bạn đỡ đau. Luôn sử dụng thuốc theo liều được kê. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, bạn cần hỏi bác sỹ ngay.

Nếu bạn không kiểm soát được cơn đau hoặc bạn đau nhiều hơn, hãy liên lạc với bác sỹ. Bác sỹ sẽ giúp bạn xác định xem tình trạng đau là bình thường hay bạn sẽ cần nhập viện.

Bất cứ một loại phẫu thuật này cũng sẽ đi kèm nguy cơ gặp các phản ứng phụ, ngoài tình trạng đau. Hãy hỏi bác sỹ về các triệu chứng bạn cần lưu ý và những việc nên làm khi xuất hiện các phản ứng phụ.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top